Ngoài các môn học bắt buộc, học sinh lớp 10 chuyên Lý, Hoá, Sinh, Địa, Tin chỉ yêu cầu học ba môn lựa chọn thay vì bốn môn như các bạn khác.

Hà Nội đề xuất tăng gấp đôi học phí ở nội thành

Hà Nội đề xuất tăng gấp đôi học phí ở nội thành

Theo đề xuất mới nhất của UBND TP Hà Nội, năm học 2022-2023 mức học phí của tất cả các bậc học ở khu vực nội thành là 300.000 đồng/tháng. Mức thu này là gấp...

Theo hướng dẫn dạy học các môn chuyên trong trường THPT chuyên được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cuối tháng 8, học sinh lớp chuyên Toán, Ngữ văn, Lịch sử và các lớp chuyên Ngoại ngữ chọn bốn trong chín môn học lựa chọn gồm Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật. Cách chọn này tương tự với học sinh lớp 10 không chuyên.

Với lớp chuyên Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Tin học, do môn chuyên thuộc danh sách môn lựa chọn, học sinh chỉ chọn học ba môn khác. Ví dụ, học sinh chuyên Vật lý có thể chọn học thêm Hoá học, Sinh học và Tin học chứ không lựa chọn Vật lý nữa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nội dung dạy học của mỗi môn chuyên gồm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 và một số nội dung khác. Tổng thời lượng mỗi môn chuyên bằng 150% thời lượng chương trình môn học của hệ không chuyên.

Học sinh lớp 10 tại một số khối chuyên chỉ học ba môn lựa chọn 2022 - Ảnh 1

Học sinh lớp 10 tại một số khối chuyên chỉ học ba môn lựa chọn 2022

Học sinh chuyên vẫn sử dụng các đầu sách sách giáo khoa theo danh mục được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và UBND tỉnh/thành phố lựa chọn.

2022-2023 là năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (ban hành năm 2018 và có điều chỉnh vào tháng 8 năm nay) đối với cấp THPT.

Học sinh lớp 10 học tám môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục địa phương. Đồng thời, các em được lựa chọn bốn môn trong các môn Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật.

Theo lý thuyết, học sinh được tự lựa chọn theo định hướng và sở thích cá nhân. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, giáo viên, các nhà trường đều đưa ra một số tổ hợp môn để học sinh chọn trong số đó. Điều này dẫn đến có trường hợp học sinh không được học môn yêu thích. Ở một số trường chuyên, lựa chọn của học sinh có thể bị thu hẹp hơn, chỉ 1-2 lựa chọn tổ hợp môn do môn lựa chọn được ấn định theo từng lớp chuyên.

> Điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ thế nào?

> Thí sinh có nên chờ các trường đại học xét tuyển bổ sung?

Theo VnExpress