Để theo học ngành Quan hệ công chúng, sinh viên nên sở hữu nền tảng Tiếng Anh vững chắc, đồng thời phải luôn năng động, tích cực tham gia vào hoạt động trải nghiệm.

Chờ kết quả phỏng vấn xin việc, ứng viên nên làm gì?

Chờ kết quả phỏng vấn xin việc, ứng viên nên làm gì?

Trong quá trình chờ kết quả phỏng vấn, ứng viên nên nói lời cảm ơn, gửi tài liệu bổ sung cho nhà tuyển dụng hoặc sẵn sàng cho những cơ hội khác

Học ngành Quan hệ công chúng cần có những tố chất gì? - Ảnh 1

Sự năng động là yếu tố cần thiết để theo học ngành Quan hệ công chúng

Tham gia vào các hoạt động học thuật

Các hoạt động học thuật, ngoại khóa đa dạng tại trường đại học tạo thuận lợi cho sinh viên PR phát triển toàn diện cả về kiến thức và kỹ năng mềm, rèn luyện hiệu quả chuyên môn, kỹ năng nghề.

"Đối với ngành này, giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ là yếu tố quan trọng. Việc tham gia đa dạng các hoạt động trong trường cũng như thực tế bên ngoài giúp rèn luyện tốt chuyên môn nghề" - bạn Mai Trúc Linh, chủ nhiệm câu lạc bộ truyền thông COM chia sẻ. Cô sinh viên năm 3 của UEF xem các hoạt động sinh viên trong trường là nguồn tích lũy vốn kiến thức xã hội sâu sắc và chất xúc tác để mài giũa kỹ năng giao tiếp. 

Chia sẻ thêm về trải nghiệm học tập ngành này, sinh viên Đặng Ngọc Minh Thư, năm 2 cho rằng mô hình Service - Learning của trường đã giúp bạn được thâm nhập sâu vào các vấn đề xã hội, từ đó trải nghiệm, cảm thông, thấu hiểu, đồng thời vận dụng kỹ năng, kiến thức truyền thông để thực hiện dự án cộng đồng mang đậm chuyên môn.

Hiện đang là thực tập sinh với vai trò Agency, Trúc Linh càng hiểu rõ tầm quan trọng của yếu tố thực hành để thích nghi với ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng và tự làm mới mỗi ngày. Các hoạt động, dự án thực hành trong mỗi môn học góp phần phát triển tư duy, kỹ năng nghiệp vụ và sự nhạy bén trong xử lý vấn đề thực tế.

Vốn Tiếng Anh tốt

Sinh viên PR cần hoàn thiện vốn tiếng Anh tốt để có thể thành công cả trong việc học và việc làm. Chia sẻ tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, sinh viên Hồ Thiên Phúc, chuyên ngành tổ chức sự kiện cho biết, với ngành PR việc thành thạo tiếng Anh sẽ có nhiều lợi thế và dễ dàng tiếp cận nguồn tri thức chuyên môn trong và ngoài nước.

Những bạn "siêu" ngoại ngữ còn có cơ hội tham gia nhiều hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế nên thường có nền tảng tốt hơn để sáng tạo nội dung hay tự tin hơn khi làm việc, thực tập tại các công ty nước ngoài.

Không ngừng học hỏi

Việc học hỏi từ thầy cô đi trước, những người trực tiếp và lớn lên từ nghề PR luôn góp phần quan trọng. Chia sẻ thực tế bổ ích từ những "người thầy" đặc biệt giúp các bạn trẻ lĩnh hội, cập nhật kiến thức mới nhất của ngành một cách nhanh nhất.

Chú trọng việc "đầu tư" cho nghề nghiệp bằng nhiều hướng đi thực tế đã mang đến cho sinh viên ngành học năng động này những kết quả nghề nghiệp khá sớm.

Theo sinh viên Minh Thư, ngay từ năm thứ hai đã tham gia thực tập, bạn có chia sẻ quý giá: "Khi tham gia thực tập từ năm hai, mình đã có thể hình dung rõ bức tranh tổng thể của ngành đang diễn ra như thế nào, cách thức linh hoạt để ứng dụng kiến thức chuyên môn vào công việc, cơ hội phát triển tư duy sáng tạo và định hình xu hướng."

"Để trở thành những chuyên viên giỏi trong lĩnh vực PR, mang tiếng nói của doanh nghiệp đến với công chúng, sinh viên ngành này cần một lộ trình học tập, rèn luyện bền bỉ trong môi trường đại học bằng những nỗ lực vì đây là ngành học năng động nên sinh viên cũng phải luôn năng động tiếp cận với kiến thức thực tế" - ThS. Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh, Chuyên gia kỹ năng nhận định.

Theo Kênh 14