Tin liên quan

>> Giảm tải giáo dục phổ thông năm học tới

>> Lớp bổ túc văn hóa cho công nhân

>>  38 giáo viên bị nghỉ việc vì bằng tại chức ở Nam Định


Sau hơn một tháng tổ chức dạy học nhưng đến nay nhiều trung tâm Giáo dục thường xuyên của tỉnh Quảng Nam vẫn chưa tuyển sinh đủ chỉ tiêu học sinh lớp 10 như được giao. Đa số lãnh đạo các trung tâm GDTX cho rằng, nguyên nhân chính của vần đề là do cơ chế tuyển sinh học sinh lớp 10 của tỉnh Quảng Nam còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, công tác phân luồng học sinh THCS không được chú trọng.

Số lượng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 là ảo?

Tính đến nay, tỉnh Quảng Nam có 16 trung tâm GDTX, trong đó có 15 trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố và 1 trung tâm GDTX cấp tỉnh. Có ba huyện Tây Giang, Đông Giang và Nông Sơn chưa có trung tâm GDTX. Theo báo cáo tổng kết năm học 2011-2012 thì các trung tâm GDTX ngày càng gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các lớp bổ túc văn hóa, hoạt động dạy nghề, dạy nghề phổ thông đang ngày càng giảm về quy mô do học sinh có nhiều cơ hội chọn lựa tiếp tục việc học cao hơn. Việc vận dụng phương pháp mới vào trong giảng dạy GDTX còn gặp rất nhiều khó khăn, vì lý do hầu hết đối tượng học viên năng lực học tập còn yếu.

Tình hình càng ảm đạm hơn khi bước vào năm học mới nhiều trung tâm GDTX chỉ tuyển sinh được số lượng học sinh lớp 10 rất thấp. Ông Võ Đức Thắng, Giám đốc Trung tâm GDTX-HN huyện Đại Lộc cho biết, năm học này, trung tâm có chỉ tiêu tuyển sinh được giao là 150 chỉ tiêu/ 3 lớp. Tuy nhiên, đến nay mới tuyển sinh được gần 40 học sinh. Số lượng học sinh còn lại (theo thông tin khảo sát cuối năm học 2011-2012) đang sống phân bố rải rác rất khó tuyển sinh. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây nên việc tuyển sinh gặp khó khăn là vì khối trung học phổ thông tuyển sinh với khối lượng quá lớn, trên 94 %.

Ông Lê Văn Công, Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Duy Xuyên bày tỏ, so với số lượng tuyển sinh được giao là 100 chỉ tiêu/2 lớp thì năm học 2012-2013, trường chỉ tuyển được 20 học sinh lớp 10. Những năm gần đây, công tác tuyển sinh của trung tâm “nhiêu khê” lắm. Hằng năm, thường sau thời gian khai giảng năm học khoảng 10 ngày, nửa tháng thì số lượng học sinh rớt các trường THPT mới đăng ký nhập học. Tuy nhiên, tình hình năm nay có phần “ảm đạm” hơn, số lượng đăng ký nhập học đến nay không cải thiện được.

“Đối với GDTX, người học là đối tượng lớn tuổi, cán bộ công chức nhưng nay không còn, có chăng chỉ còn ở miền núi. Còn đối tượng trong độ tuổi học sinh thì tỉnh Quảng Nam đã mở rộng cửa cho vào hết công lập.Vì vậy, khi được giao 100 chỉ tiêu tuyển sinh, trung tâm thấy con số này không có  thực, chỉ tiêu đó là số lượng ảo. Một số trường THPT tư thục nay cũng rơi vào tình hình chung như vây, đơn cử như trường THPT tư thục Hà Huy Tập. Đã có chủ trương phân phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS nhưng Quảng Nam không làm”, ông Võ Văn Ba, Giám đốc Trung tâm GDTX thành phố Hội An cho biết.

Cố gắng duy trì hoạt động!

Hiện nay, các trung tâm GDTX-HN đều hoạt động theo hướng một cơ sở thực hiện nhiều nhiệm vụ. Tuy vậy, theo như phản ánh từ phía lãnh đạo của nhiều trung tâm thì các trung tâm GDTX hiện đang cố duy trì hoạt động, có nhiều nhiệm vụ được Sở GD&ĐT giao thực hiện nhưng không thể triển khai được vì không có kinh phí.

Đối với công tác dạy nghề cho học sinh phổ thông, những năm trước khi Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam chưa có chỉ tiêu ngân sách cấp cho đối tượng học nghề - hướng nghiệp mà thu từ học sinh thì Sở GD&ĐT Quảng Nam giao cho các trung tâm GDTX-HN đảm nhận. Tuy nhiên, từ ngày có ngân sách cấp, thì Sở GD&ĐT giao cho các trường THPT đảm nhận.

Ông Võ Văn Ba cho rằng, việc học nghề phổ thông vừa dựa trên nguyên tắc tự chọn của người học, vừa dựa trên sự hứng thú và muốn khám phá để hướng nghiệp cho bản thân. Đây cũng là mục đích của hướng nghiệp và phân luồng học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên thực tế hiện nay tại Quảng Nam không phải như vậy, các trường THPT không thực hiện theo nguyện vọng của học sinh mà dồn ép học sinh vào dạy một số nghề ít tốn kinh phí đào tạo, có phôi liệu rẻ, không cần giáo viên có kỹ thuật và cũng không cần nhiều trang thiết bị… Trong khi đó, tài sản thiết bị phục vụ dạy học của trung tâm GDTX do ngân sách cấp đầu tư nay đắp chiếu chống bụi.

Ông Võ Đức Thắng cho hay, hiện nay, trung tâm chỉ tổ chức dạy nghề cho học sinh khối THCS trên địa bàn, tuy nhiên, số lượng rất hạn chế. Còn số lượng học sinh khối THPT, trung tâm không còn đảm nhận vì các trường họ tự tổ chức dạy. Hiện trung tâm đang cố duy trì hoạt động. Trong năm học này, trung tâm sẽ không triển khai thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ mà ngành giao vì không có kinh phí.

Ông Võ Văn Ba - người có hơn 10 năm kinh nghiệm làm công tác quản lý trung tâm GDTX trăn trở, trong ba năm trở lại đây, có thể nhận thấy bức tranh về GDTX-HN ở Quảng Nam có “gam màu tối sẫm”, nó phản ánh sự bế tắc, mập mờ. Mà thực chất là không tìm thấy cách  phát triển, nhằm khẳng định vai trò, vị trí của GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vậy tại sao lại bế tắc?

Đã đành là với các trung tâm cấp huyện, ngay cả với một trung tâm cấp tỉnh, có bề dày hoạt động hàng chục năm như Trung tâm GDTX –HN tỉnh Quảng Nam cũng rơi vào bế tắc, khi chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2002-2003 này là 100 HS nhưng chỉ nhận được có 23 em. Cũng không ngoài những ý kiến nêu trên, nhưng điều mà ông Nguyễn Muộn-GĐ Trung tâm tỏ ra lo lắng hơn cả, là hoạt động dạy nghề, một trong những chức năng chính của TT sẽ không còn tồn tại, vì cứ  thức xét tuyển vào lớp 10 như năm học này thì không cần thiết HS phải có điểm học nghề.

Có cách nào khác để giải bài toán giáo dục thường xuyên bế tắc tại Quảng Nam? Câu trả lời này xin được nhường cho cơ quan chức năng quản lý GD ở Quảng Nam!

Những tin tức đang được quan tâm:

Tuyển sinh - thông tin tuyển sinh - xét tuyển, tỉ lệ chọi

Điểm thi đại học - điểm chuẩn đại học - điểm thi

Kênh Tuyển Sinh ()