UBND TP.Hà Nội cho biết, việc lựa chọn sách giáo khoa sẽ được thực hiện trên hai tiêu chí, bao gồm đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

Sách giáo khoa lớp 1 mới: Cần có văn hóa phản biện

Sách giáo khoa lớp 1 mới: Cần có văn hóa phản biện

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng các ý kiến, dù gay gắt, đều thể hiện sự tâm huyết, lo lắng và mong muốn có được những cuốn sách giáo khoa tốt nhất.

Theo đó, có 2 tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Tiêu chí 1 yêu cầu SGK phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó quy định những nội dung cụ thể như: Phải bảo đảm tính kế thừa, phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lý của thủ đô và cộng đồng dân cư, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Thăng Long - Hà Nội thanh lịch, văn minh. SGK cần có kiến thức hiện đại, cập nhật, có khả năng vận dụng, liên hệ thực tế cuộc sống, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực, quốc tế; góp phần phát triển giáo dục toàn diện nhằm đào tạo nguồn lao động có tri thức, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của Hà Nội - Thành phố sáng tạo; phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

Hà Nội: Sách giáo khoa được lựa chọn như thế nào? - Ảnh 1

Theo kế hoạch, năm học 2021 - 2022 việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sẽ áp dụng đến lớp 2 và lớp 6 trên cả nước

Tiêu chí 2 yêu cầu SGK phải phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông. Trong đó đặt ra yêu cầu tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá...

Theo Thanh Niên