Sự kiện: Giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, khoa giáo

Đến năm 2020, phát triển một số cơ sở giáo dục ĐH và dạy nghề đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và dạy nghề tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nước...

Đề án cũng đặt ra mục tiêu tiến tới công nhận văn bằng, chuyển đổi tín chỉ và kỹ năng nghề giữa Việt Nam với các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới. Đồng thời, tăng cường quy mô HSSV, học viên gửi đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, đồng thời thu hút HSSV, học viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục và dạy nghề các cấp phục vụ hội nhập quốc tế.

Đổi mới nền giáo dục nước ta đến năm 2020: Xây dựng 3 trường ĐH xuất sắc đến năm 2015

Theo Đề án, giai đoạn 2014 - 2015, phấn đấu xây dựng 3 trường đại học xuất sắc; tuyển chọn khoảng 3.000    giảng viên gửi đi đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục ĐH ở nước ngoài; đến năm 2015 có khoảng 50 chương trình đào tạo đại học được các tổ chức quốc tế có uy tín kiểm định... Đồng thời, phấn đấu xây dựng 5 trường nghề đạt cấp độ quốc tế; tiếp nhận và sử dụng 49 chương trình, giáo trình dạy nghề cấp độ khu vực ASEAN và 26 chương trình, giáo trình dạy nghề cấp độ quốc tế.

Đào tạo, bồi dưỡng khoảng 4.500 lượt giảng viên ĐH, CĐ, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 60.000 lượt giáo viên phổ thông, 25.000 lượt giáo viên mầm non, 4.100 lượt giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề phục vụ hội nhập quốc tế.

Đổi mới nền giáo dục nước ta năm 2020

Đổi mới nền giáo dục nước ta năm 2020

Các sinh viên, đặc biệt là sinh viên 3 trường ĐH xuất sắc và 5 trường nghề đạt cấp độ quốc tế có khả năng học tập tiếp tục hoặc làm việc tại các nước trong khu vực và thế giới.


Giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu nâng tổng số trường đại học xuất sắc lên 5 trường, 10 trường nghề đạt cấp độ quốc tế...

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về giáo dục và dạy nghề

Để thực hiện mục tiêu trên, Đề án đưa ra các giải pháp, trong đó có hoàn thiện cơ chế, chính sách về giáo dục và dạy nghề. Cụ thể, sẽ ký kết các hiệp định công nhận văn bằng, chuyển đổi tín chỉ và kỹ năng nghề giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Khuyến khích mở rộng các hoạt động hợp tác song phương, liên kết đào tạo, trao đổi sinh viên và giảng viên giữa các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ và dạy nghề của Việt Nam với các cơ sở giáo dục và viện nghiên cứu nước ngoài; mở rộng quyền tự chủ của các trường;

Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút và sử dụng có hiệu quả đội ngũ trí thức được đào tạo ở nước ngoài về nước nhằm thúc đẩy các hoạt động hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục và dạy nghề đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đạt tiêu chuẩn quốc tế; hoàn thiện quy hoạch cơ sở giáo dục ĐH và dạy nghề tham gia hợp tác và hội nhập quốc tế.

Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước về giáo dục và dạy nghề; bảo đảm chất lượng trong giáo dục và dạy nghề, tiếp cận các chuẩn khu vực và thế giới; huy động nguồn lực tài chính để bảo đảm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề; ngân sách nhà nước kết hợp với huy động các nguồn vốn khác đế xây dựng và cung cấp trang thiết bị cho các trường ĐH xuất sắc, các trường nghề đạt cấp độ quốc tế..

Theo Hải Bình, GDTĐ