>> Giáo dục, tuyển sinh, điểm thi đại học, đề thi đại học

Những tiêu chí nào thí sinh nên lưu ý khi chọn ngành học?

Thời điểm này, chọn nghề đang là mối băn khoăn lớn của các sĩ tử trước khi đặt bút vào hồ sơ đăng ký dự thi.

Lưu ý nghề “hot”

Mấy năm gần đây, khối ngành Kinh tế - tài chính - ngân hànglà sự lựa chọn không ngần ngại của rất nhiều bạn trẻ. Hiện nay, khi kinh tế khó khăn, nhiều bạn trẻ bắt đầu chuyểnhướng lựa chọn học các trường khối công an, quân đội; bên cạnh vì được miễn họcphí còn là sự chắc chắn về cơ hội việc làm sau khi ra trường. Được nhiều ngườilựa chọn, điểm chuẩn tăng cao, những ngành - trường đó nghiễm nhiên trở thành“hot”. Nói chung, tâm lý thí sinh mong muốn lựa chọn ngành “hot”vẫn rất phổ biến. Bởi vậy, những câu hỏi dạng “ngành nào “hot”?” vẫn luôn làm“nóng” các diễn đàn tuyển sinh hàng năm.

 

Những tiêu chí nào thí sinh nên lưu ý khi chọn ngành học?

Thời điểm này, chọn nghề đang là mối băn khoăn lớn của các sĩ tử trước khi đặt bút vào hồ sơ đăng ký dự thi.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo, khái niệm này luôn biến động, năm nay có thể ngành này là “hot” nhưng sẽ không thể chắc chắn nó vẫn giữ được phong độ này sau 4 đến 5 năm - thời gian một lứa sinh viên ra trường. Cũng lưu ý vấn đề này, ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) ví dụ: Hiện ngành Kinh tế đã giảm nhiệt rất nhiều so với 4 - 5 năm trước. Nhưng, sau thời kỳ khókhăn, nền kinh tế phát triển mạnh thì nhu cầu sẽ lại rất lớn.

Tương tự, hiện tại, các ngành học liên quan đến kỹ thuật, công nghệ nhu cầu nhiều hơn, nhưng tình hình có thể thay đổi sau khi sinh viênra trường vài năm sau. “Bởi vậy, thí sinh khi chọn ngành học nên có cái nhìn xa hơn.Điều quan trọng nhất vẫn là sự lựa chọn phù hợp với năng lực, đặc biệt là đammê, yêu thích” - ông Nghĩa nhấn mạnh.

Chọn ngành từ môi trường làm việc

Kinh nghiệm 10 năm trong công tác hướng nghiệp, thầy Phạm Mạnh Hà, Giảng viên Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam khuyên các thí sinh nên chọn ngành từ định hướng môi trường làm việc. Thí sinh có thể xuất phát từ mong muốn được làm việc trongmôi trường ổn định hay nhiều thách thức; môi trường làm việc trong văn phònghay hòa mình vào thiên nhiên; làm việc với con người hay máy móc, thiết bị… đểlựa chọn các ngành, nghề phù hợp với môi trường đó.

Nếu nghĩ ngay đến các nghề cụ thể, thường việc lựa chọn sẽkhó khăn. Nhưng mở rộng diện lựa chọn theo môi trường làm việc, tìm công việcphù hợp với môi trường làm việc mà bản thân yêu thích sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn hơn” - thầy Hà cho biết.

Nhiều thí sinh cũng băn khoăn nên chọn nghề theo sở thíchhay nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ, thầy Phạm Mạnh Hà cho rằng, lựa chọn theonguyện vọng cá nhân ban đầu sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, mà trước hết làkhó khăn xin việc sau khi ra trường. Tuy nhiên, nếu đó là công việc mình đammê, vượt qua khó khăn ban đầu, cơ hội triển vọng sẽ rộng mở.

Các em hãy lựa chọn, một là nghe theo lời cha mẹ, chọn nghềkhông đúng sở trường, sở thích, suốt đời chỉ giúp người khác thực hiện ước mơ;một là chọn nghề mình đam mê và thực sự có khả năng, người khác sẽ phải đi theo mình” - thầy Hà nhấn mạnh.

Hiện nay, có một số ngành có ưu đãi của Nhà nước như ngànhnăng lượng hạt nhân; Nông - lâm - ngư nghiệp… Ngoài ra, từng trường cũng có chính sách ưu tiên riêng để phát triển các ngành nghề trường đào tạo. Để nắmđược điều này, thí sinh nên tìm hiểu kỹ trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ” hoặc trên website của nhà trường.

Nguồn : Giáo Dục & Thời Đại