1. Chất lượng học thuật

Với khối ngành STEM, tiêu chuẩn kiểm định ABET là thang đo uy tín không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới. Một chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn ABET phải đáp ứng được những yếu tố khắt khe về sinh viên, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, nội dung chương trình, giảng viên và thiết bị đào tạo... Sinh viên tốt nghiệp từ những chương trình được ABET công nhận tất nhiên sẽ đạt chuẩn về kiến thức, kỹ năng trên toàn thế giới.

 

Đừng vội du học ngành STEM nếu bạn chưa biết về những lưu ý chọn trường sau - Ảnh 1

 

2. Xếp hạng chương trình học

U.S News & World Report, Forbes... là những bảng xếp hạng uy tín để sinh viên tự tham khảo và so sánh. Nên đặc biệt lưu ý Subject Ranking (xếp hạng chương trình hoặc môn học cụ thể) thay vì chỉ nhìn vào Overall Ranking (xếp hạng tổng quan toàn trường) đặc biệt ở những ngành đặc thù như STEM bởi con số này phản ánh chính xác hơn về ngành học bạn đang theo đuổi.

 

3. Khả năng áp dụng lý thuyết

Dù ngành học của bạn thuộc lĩnh vực công nghệ, chế tạo dược phẩm, robot hay lập trình máy tính thì trang thiết bị phục vụ việc học và nghiên cứu tại trường luôn là một yếu tố đáng lưu tâm. Nhiều trường không ngần ngại đầu tư vào cơ sở vật chất như đại học Auburn tại Alabama có hẳn phòng thí nghiệm về Động lực học, Chẩn đoán bệnh bằng laser và Trung tâm khoa học hạt nhân... nhằm tạo điều kiện thực hành tối đa cho sinh viên.

 

Đừng vội du học ngành STEM nếu bạn chưa biết về những lưu ý chọn trường sau - Ảnh 2

 

Ngoài ra, nếu ngôi trường bạn nhắm tới được chính phủ hỗ trợ phát triển nghiên cứu (Research Funding), các dự án của sinh viên sẽ có nhiều khả năng được tài trợ và hiện thực hoá.

 

4. Mạng lưới đối tác của trường

Không ít các tập đoàn hàng đầu ở Mỹ có xu hướng tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ  mạng lưới các trường đối tác, nhất là với khối ngành STEM. Chẳng hạn như Ford, Coca Cola với sinh viên đại học Kansas (KU), IBM, EA Sport với sinh viên đại học Louisiana (LSU); Delta Airlines và Hyundai với sinh viên đại học Auburn (AU)... Hãy chú ý tới yếu tố này nếu bạn luôn mơ ước được làm việc cho một tập đoàn toàn cầu nào nhé.

 

5. Hỗ trợ hướng nghiệp

Dù học ngành nào đi chăng nữa, mục tiêu hướng đến sau cùng của phần lớn du học sinh vẫn là cơ hội việc làm tại Mỹ. Để tạo thuận lợi tối đa cho sinh viên khi tốt nghiệp, nhiều trường đại học đã và đang thực hiện chương trình hướng nghiệp chuyên sâu cho sinh viên quốc tế mà CAP (Career Accelerator Program) là một ví dụ. Các sinh viên tham gia CAP không chỉ được hỗ trợ cơ hội thực tập, tham gia vào các hội chợ việc làm mà còn được học cách trả lời phỏng vấn, viết thư xin việc và xây dựng thương hiệu cá nhân - những kỹ năng vốn không phải điểm mạnh của sinh viên khối ngành STEM.

 

Được thành lập từ năm 1856, đại học Auburn tại Alabama nằm trong top 50 đại học công tốt nhất nước Mỹ và là lựa chọn hàng đầu cho những sinh viên theo học khối ngành STEM. Auburn cũng nằm trong số ít các trường đại học ở Mỹ áp dụng chương trình CAP - Hướng nghiệp chuyên sâu cho sinh viên quốc tế.

 

Năm 2014, Quỹ nghiên cứu của đại học Auburn được chính phủ Mỹ hỗ trợ 150 triệu USD cho việc phát triển các dự án khoa học do sinh viên thực hiện.

 

Chi tiết về các ngành đào tạo tại Auburn, vui lòng truy cập: http://bit.ly/2AHe8FM