Căng thẳng dẫn đến điều đáng tiếc

Không ít học sinh trong suốt 12 năm học rất giỏi nhưng đến khi thi tốt nghiệp hoặc thi ĐH lại bị điểm thấp hay rớt do bị đuối sức và căng thẳng tâm lý trong phòng thi.

Một trong những nguyên nhân quan trọng chính là việc không biết cách cân bằng giữa việc học thi và thư giãn. Vào thời điểm này, có không ít phụ huynh đưa con đến các phòng khám tâm lý để xin tư vấn, nhẹ thì được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị tại nhà, nặng hơn thì phải vào viện mất một thời gian.

 

Đừng để rớt tốt nghiệp một cách oan uổng | Điểm thi tốt nghiệp

 

Nên biết cách vui chơi, giải trí sau giờ học thi căng thẳng - Ảnh: Đào Ngọc Thạch


Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chỉ ra 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress khi học thi. Một là, thí sinh không đảm bảo sức khỏe, “pin” cạn nhưng không được “sạc” đầy sẽ khiến thần kinh mệt mỏi dẫn đến tiếp thu kém. Thí sinh khi ôn luyện thường không ngủ đủ giấc, ít vận động cơ thể, hay lạm dụng cà phê và các chất kích thích chỉ để tỉnh táo tạm thời.  Hai là, ôn tập mà không có chiến lược. Nếu chỉ biết có gì học đó, nhắm mắt cố gắng học tới đâu hay tới đó thì hiệu quả không cao. Do đó các bạn cần một tấm bản đồ để tìm ra con đường ngắn nhất. Đó chính là kế hoạch ôn tập có phương pháp. Ba là, cha mẹ quan tâm con cái không đúng cách. Nhiều phụ huynh dùng phong cách “ngón trỏ” để áp đặt việc chọn ngành mà không quan tâm đến sở trường và nguyện vọng của con. Nhiều phụ huynh khác thì chăm chút cho con từng li từng tí, liên tục hỏi han khiến các sĩ tử nhiều khi cảm thấy phiền phức vì bị quấy rối mất tập trung, gây áp lực lớn.

Cần sự thông hiểu từ phụ huynh

Vì vậy, thạc sĩ Hiếu khuyên thay vì tạo áp lực cho con, cha mẹ có thể động viên con bằng những hành động đơn giản nhưng ấm áp như sáng dậy sớm cùng con, nấu một bữa ăn sáng, dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, đặt lên bàn học của con bình hoa xinh xinh hay đĩa trái cây nhỏ, chuẩn bị ly sinh tố...

Trong khi đó, thạc sĩ Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính TP.HCM, lưu ý: “Cả gia đình cần hiểu thi ĐH không phải con đường duy nhất vào đời. Mỗi người một năng lực, một đam mê, một cơ hội sống và làm việc khác nhau. Con người chỉ có thể sống hạnh phúc khi họ được làm việc họ thích. Nếu con học nhiều cần nhắc con nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý. Chăm sóc cho con ăn uống đủ chất, chơi thể thao xen kẽ lịch học. Muốn học giỏi phải biết nghỉ ngơi. Muốn thành công trên đường trường cần biết giữ sức”.

 

Bạn có biết

Cách ổn định tâm lý mùa thi

Hướng dẫn tra cứu Tỉ lệ chọi 2013

 

Tin bài gốc: thanhnien

Kenhtuyensinh

Theo: thanhnien