Giáo dục lạc hướng, sinh viên lạc đường

Khi bước chân vào cánh cửa đại học, nhiều bạn trẻ tin rằng đó là khởi đầu tốt để có một tương lai xán lạn. Tuy nhiên, những năm gần đây, đại học không còn là “tấm vé” an toàn nữa khi mà tỷ lệ sinh viên ra trường không có việc làm hoặc làm trái ngành nghề ngày càng tăng.

Theo số liệu từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố, trong quý IV năm 2013, cả nước có tới 72.000 thạc sĩ, cử nhân không có việc làm, tăng 1,7 lần so với năm 2012. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên thất nghiệp, làm trái ngành nghề, nhưng thấy rõ nhất là sinh viên đang thiếu trầm trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng mềm để đáp ứng công việc.

Đừng để lạc đường từ bước khởi đầu

Đại học không còn là “tấm vé” an toàn khi mà tỷ lệ sinh viên ra trường không có việc làm hoặc làm trái ngành nghề ngày càng tăng. Nguồn ảnh: internet

“Học nghề nào đó mà không hành nghề được thì đó là lỗi của nền giáo dục nước nhà. Cách đây hơn 20 năm đã có cảnh báo rằng, những trường danh tiếng của nước ta cũng chỉ mới đào tạo được 10% xứng đáng là kỹ sư. Và khoảng 5 – 7 năm trở lại đây, một trong các trường bách khoa có tiếng của nước ta cũng khẳng định rằng chỉ có 30% sinh viên ra trường có thể làm kỹ sư.” – Đó là ý kiến của Giáo sư Phạm Minh Hạc, Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Sinh viên thiếu kỹ năng, không đáp ứng được công việc phải đào tạo lại, khiến nhiều người đặt câu hỏi: “Trường đại học đã dạy gì cho sinh viên trong suốt bốn, năm năm học?” Phải chăng giáo dục đại học đã và đang đi lạc hướng?

Thay đổi chưa muộn

Câu chuyện sinh viên thất nghiệp khi nhìn từ nhiều hướng, thì không thể đổ lỗi hoàn toàn cho các trường đào tạo, mà còn phụ thuộc vào sự định hướng của gia đình và nỗ lực của từng sinh viên. Tuy nhiên, để thay đổi được tình trạng hiện tại, thì sự “chuyển mình” từ phía các trường sẽ có tác động đáng kể.

Thực tế cho thấy, một số xu hướng và mô hình đào tạo mới xuất hiện trong những năm gần đây đã và đang mang lại những tín hiệu khả quan.

Trái ngược với tình trạng thất nghiệp tại các trường đại học, chất lượng đào tạo nghề những năm gần đây có những chuyển biến tích cực, thể hiện rõ ở tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nghề có việc làm ngay đạt trên 75%, thậm chí có nghề đạt 90%. Kết quả này cho thấy các trường nghề đang đào tạo nhân lực theo đúng nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Nắm bắt được xu hướng nhân lực mới, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic được thành lập với triết lý đào tạo xuyên suốt là “Thực học – Thực nghiệp”. Nhà trường áp dụng phương pháp giáo dục đã từng thành công ở nhiều nước trên thế giới – đào tạo qua dự án (project based training) và phương pháp học tập (blended learning), đặc biệt nhấn mạnh tính thực hành, ứng dụng trong các bài giảng, hướng đến mục tiêu lớn nhất là sinh viên ra trường có việc làm và đáp ứng được công việc.

Đừng để lạc đường từ bước khởi đầu

Hơn 50% sinh viên khóa đầu tiên của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có việc làm trước khi nhận bằng, 100% sinh viên khóa đầu tiên lần lượt tìm được công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp.

Sự nghiệp giáo dục là một cuộc hành trình dài và khó khăn, chọn một hướng đi mới như Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic lại càng nhiều thách thức. Thế nhưng, những thành quả đầu tiên đạt được chính là động lực để cán bộ, giảng viên của trường tiếp tục kiên định đi theo con đường đã chọn: hơn 50% sinh viên khóa đầu tiên của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có việc làm trước khi nhận bằng, 100% sinh viên khóa đầu tiên lần lượt tìm được công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp.

Những con số đó cũng chính là mục tiêu cần hướng tới trong cuộc hành trình tìm  hướng đi đúng đắn cho giáo dục nước nhà nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Giáo dục cần phải đi đúng hướng để thế hệ trẻ của đất nước không bị lạc đường ngay từ những bước khởi đầu.

Đứng trước những quyết định quan trọng của cuộc đời, Thạc sĩ Vũ Chí Thành - Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội gửi tới các bạn học sinh, sinh viên lời chia sẻ chân thành:

“Đại học không phải con đường duy nhất để thành công, các trường nghề vẫn giúp người học có một tương lai tươi sáng. Thực tế đã chứng minh, trên thế giới có rất nhiều người thành công mà không hề tốt nghiệp đại học.

Học nghề không phải do yếu kém, đó là sự lựa chọn thiết thực, phù hợp với năng lực, đam mê của bản thân, khả năng tài chính của gia đình và nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Mỗi sự lựa chọn sáng suốt của các em ngày hôm nay sẽ góp phần điều tiết thị trường lao động, giúp cho đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn”.

Sau gần bốn năm thành lập, FPT Polytechnic đã và đang là Hệ thống giáo dục tiên phong trong việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp giáo dục và thiết kế chương trình học tập toàn diện, năng động, hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với những ngành nghề thiết yếu đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội: Ứng dụng Công nghệ thông tin; Thiết kế, lập trình Website; Lập trình máy tính – Thiết bị di động; Thiết kế đồ hoạ - Mỹ thuật đa phương tiện; Kế toán doanh nghiệp và Quản trị doanh nghiệp – Marketing & Bán hàng.

Với hệ thống cơ sở đào tạo trải dài trên toàn quốc, từ Hà Nội, Đà Nẵng, Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh, cùng hơn 6.000 sinh viên đã và đang từng ngày học tập và trưởng thành, FPT Polytechnic ngày càng trở thành một lựa chọn đáng tin cậy của đông đảo phụ huynh và học sinh cả nước trên con đường lập nghiệp.

Trong tháng 9, FPT Polytechnic tuyển sinh hệ Cao đẳng nghề chính quy trên toàn quốc với hạn nộp hồ sơ xét tuyển là 25/08/2014. Thông tin chi tiết xem tại: www.poly.edu.vn

Theo FPT Polytechnic