>> Giáo dục, tuyển sinh, điểm thi đại học, điểm thi tốt nghiệp

Dự thảo nội dung sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hiện hành đã được lấy ý kiến của các đơn vị, cá nhân (từ ngày 9/1/2014) trong quá trình hoàn thiện một số điều chỉnh.

Nhiều sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tốt nghiệp 2014

Nay, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục tiếp tục cập nhật các nội dung sửa đổi, bổ sung Quy chế thi phù hợp với phương án đã được Bộ thông báo ngày 24/2.

Đề nghị các đơn vị, cá nhân tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo (file đính kèm) để Cục tiếp tục hoàn thiện trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành. Ý kiến góp ý của các đơn vị, cá nhân xin gửi về Cục KTKĐCLGD qua email: [email protected].

Dự thảo sửa đổi, bổ sung 13 nội dung so với quy chế hiện hành theo tinh thần giảm áp lực và tốn kém cũng như đảm bảo sự chặt chẽ trong khâu coi thi... Cụ thể như sau:

Điều 6. Môn thi và hình thức thi

1. Thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ.

Điều 7. Ngày thi, thời gian làm bài thi

2. Thời gian làm bài đối với mỗi môn thi:

- Toán và Ngữ văn: 120 phút;

- Lịch sử và Địa lí: 90 phút;

- Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ: 60 phút.

Điều 10. Tổ chức Hội đồng coi thi

1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập tại mỗi trường phổ thông một Hội đồng coi thi.

Trong trường hợp phải tổ chức thi ghép hoặc thi liên trường thì không được xếp học sinh của các trường khác nhau trong cùng một phòng thi.

2. Lập danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo Hội đồng coi thi

a) Trong mỗi Hội đồng coi thi, việc lập danh sách thí sinh dự thi ở mỗi phòng thi được thực hiện theo các bước sau đây:

+ Xếp thí sinh dự thi theo thứ tự a, b, c,.. của tên thí sinh đối với các thí sinh không đăng ký thi ngoại ngữ;

+ Xếp thí sinh dự thi có đăng ký thi Ngoại ngữ theo thứ tự môn Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và theo thứ tự a, b, c,.. của tên thí sinh.

b) Mỗi thí sinh chỉ có duy nhất một số báo danh. Số báo danh của thí sinh gồm 6 chữ số được đánh tăng dần, liên tục đến hết số thí sinh của Hội đồng coi thi, đảm bảo trong Hội đồng coi thi không có thí sinh trùng số báo danh;

c) Trong trường hợp hội đồng coi thi ghép hoặc thi liên trường, việc lập danh sách thí sinh dự thi ở mỗi phòng thi được thực hiện theo các bước như trên đối với từng trường.

3. Sắp xếp phòng thi

a) Phòng thi được xếp theo môn thi; mỗi phòng thi có 24 thí sinh. Trong một phòng thi phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 02 thí sinh ngồi cạnh nhau theo hàng ngang là 1,2 mét; riêng phòng thi cuối cùng của Hội đồng coi thi, xếp theo quy định tại điểm a khoản 2 của Điều này, có thể xếp đến không quá 28 thí sinh.

Trong trường hợp đặc biệt, có thể xếp thí sinh dự thi các môn Ngoại ngữ khác nhau trong cùng một phòng thi nhưng phải thu bài riêng theo môn.

Điều 11. Đăng ký dự thi

e) Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ cộng điểm khuyến khích (nếu có) gồm:

- Chứng nhận nghề phổ thông;

- Chứng nhận đoạt giải trong các kỳ thi do ngành Giáo dục tổ chức hoặc phối hợp với các ngành chuyên môn khác từ cấp tỉnh trở lên tổ chức, gồm: thi học sinh giỏi các môn văn hoá; thi thí nghiệm thực hành (Vật lí, Hoá học, Sinh học); thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế;

Điều 19. Phòng thi

2. Cửa vào phòng thi phải niêm yết:

- Bảng danh sách thí sinh trong phòng thi theo từng môn thi;

- Quy định về vật dụng được mang vào phòng thi.

Điều 22. Công việc của Hội đồng coi thi

3. Trước khi tiến hành buổi thi đầu tiên, Hội đồng coi thi phải tập trung toàn bộ thí sinh và toàn thể Hội đồng coi thi để tổ chức khai mạc kỳ thi. Trước mỗi môn thi của từng buổi thi phải họp Hội đồng coi thi để rút kinh nghiệm coi thi môn trước, phổ biến những việc cần làm và phân công trách nhiệm tổ chức coi thi môn đó cho từng thành viên.

5. Niêm phong theo các môn thi:

a) Sau mỗi môn thi, Hội đồng coi thi phải niêm phong ngay bài thi và các tờ đề thi không sử dụng đến (đề thừa) của môn thi đó trước tập thể Hội đồng coi thi.

7. Niêm phong và gửi bài thi:

a) Túi số 1: đựng bài thi và 01 Phiếu thu bài thi theo phòng thi của mỗi môn thi. Giám thị trong phòng thi thu bài, nộp bài thi cho Chủ tịch Hội đồng coi thi hoặc người được Chủ tịch Hội đồng coi thi ủy quyền; sau khi thu nhận và kiểm tra số lượng bài thi, số tờ giấy thi của phòng thi, người nhận bài thi trực tiếp niêm phong túi số 1 trước hai giám thị nộp bài thi, rồi cùng ký vào mép giấy niêm phong bên ngoài túi;

c) Túi số 3: đựng hồ sơ coi thi, gồm bảng ghi tên, ghi điểm đã có chữ ký của các thí sinh dự thi, 01 phiếu thu bài thi theo phòng thi của mỗi môn thi, các loại biên bản lập tại phòng thi và biên bản của Hội đồng coi thi; các đề thừa đã niêm phong. Bên ngoài túi số 3 có chữ ký vào mép giấy niêm phong của 01 đại diện giám thị, 01 thư ký và Chủ tịch Hội đồng coi thi;

Điều 27. Miễn thi tốt nghiệp

1. Đối tượng:

b) Người học lớp 12 được tuyển chọn tham gia các cuộc thi quốc tế hoặc khu vực về khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ;

c) Người học khiếm thị, khuyết tật.

2. Điều kiện:

b) Đối với người học khiếm thị, khuyết tật:

- Học hết chương trình trung học phổ thông; đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy chế này;

- Được các cơ sở y tế và trường phổ thông nơi học tập xác nhận tình trạng khiếm thị, khuyết tật.

Điều 29. Mức cộng điểm khuyến khích

1. Học sinh tham gia các cuộc thi và các hoạt động dưới đây được cộng điểm khuyến khích khi công nhận tốt nghiệp với mức điểm như sau:

b) Đạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm - thực hành bộ môn (Vật lí, Hoá học, Sinh học); thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp trung học phổ thông:

Điều 30. Điểm bài thi, điểm xét tốt nghiệp, điểm xếp loại tốt nghiệp

Nhiều sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tốt nghiệp 2014

Nhiều sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tốt nghiệp 2014

Điều 31. Công nhận tốt nghiệp

2. Diện 2: từ 4,75 điểm trở lên đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:

c) Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tổ chức kỳ thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp trung học phổ thông;

3. Diện 3: từ 4,5 điểm trở lên đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:

a) Có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương;

Điều 34. Điểm khuyến khích

1. Học viên tham gia các cuộc thi và các hoạt động dưới đây được cộng điểm khuyến khích khi công nhận tốt nghiệp với mức điểm như sau:

b) Đạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm - thực hành bộ môn (Vật lí, Hoá học, Sinh học); thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp trung học phổ thông:

Điều 35. Công nhận tốt nghiệp

Nhiều sửa dổi, bổ sung Quy chế thi tốt nghiệp 2014

Quy định điểm công nhận tốt nghiệp

2. Công nhận tốt nghiệp:

b) Diện 2: từ 4,75 điểm trở lên đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:

- Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tổ chức kỳ thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp trung học phổ thông;

c) Diện 3: từ 4,5 điểm trở lên đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:

- Có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc,, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương;