Du học ngành STEM - Có phải cứ tốt nghiệp là có việc làm ngay?

STEM – Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Được hơn 6,000 du sinh viên Việt ở Mỹ chọn lựa bởi cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn (mức lương khởi điểm của nhiều ngành từ 90.000$/năm), nhu cầu tuyển dụng lớn (9 triệu lao động chỉ trong 10 năm từ 2012 đến 2022), khả năng ở lại Mỹ cao (chương trình OPT của chính phủ tạo điều kiện cho sinh viên STEM ở lại 3 năm để tìm việc sau khi tốt nghiệp), có thể thấy STEM là lựa chọn hấp dẫn với nhiều sinh viên quốc tế. Dù vậy không phải ai tốt nghiệp ngành STEM cũng đều có cơ hội ngang bằng nhau. Để nhanh chóng có việc làm với mức lương cao sau khi tốt nghiệp, các sinh viên STEM tương lai cần lưu ý những điều sau:

1. Chọn ngành: Hãy chắc chắn ngành bạn chọn nằm trong khối STEM

Như đã nói, các khối ngành STEM luôn được chính phủ Mỹ tạo điều kiện phát triển với nhiều chính sách ưu tiên. Hằng năm, danh sách khối ngành STEM được cập nhật tại trang web http://www.ice.gov/doclib/sevis/pdf/stem-list.pdf, sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm ngành phù hợp với mình hoặc kiểm tra xem lựa chọn của mình có đủ điều kiện đăng ký chương trình OPT (Optional Practical Training) hay chưa. Được biết đã có 94 ngành học mới được bổ sung vào danh sách này trong 10 năm vừa qua.

2. Chọn trường: National University thay vì Liberal Arts College

Hiện nay không ít trường vốn chỉ mạnh về khối ngành Nhân văn, Xã hội như Liberal Arts College cũng đưa STEM vào chương trình giảng dạy nhằm thu hút nhiều sinh viên. Dù vậy để thực sự phát triển và tạo dựng sự nghiệp trong khối ngành STEM, sinh viên nên chọn học tại National University bởi:

- Các chương trình đào tạo STEM được kiểm định nghiêm ngặt (ABET là một thước đo điển hình).

- Các giảng viên đều là những giáo sư đầu ngành hoặc đã có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu.

- Cơ sở vật chất tiên tiến, phòng thí nghiệm và thư viện hiện đại với nguồn Research Funding cao từ chính phủ Mỹ.

- Cơ hội có việc làm dễ dàng hơn bởi trường đại học quốc gia luôn có uy tín, mức độ được biết đến và mối quan hệ rộng với những công ty hàng đầu bang.

3. Tích lũy kinh nghiệm từ các chương trình thực tập và hướng nghiệp

a. Chương trình CAP - Career Accelerator Program

Một số ít trường đại học ở Mỹ đang áp dụng chương trình hướng nghiệp chuyên sâu như CAP nhằm hỗ trợ các sinh viên quốc tế tìm việc và thực tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Tham gia CAP, sinh viên không chỉ hiểu hơn về ngành học chuyên môn, khuynh hướng nghề nghiệp tương lai mà còn được hướng dẫn tạo hồ sơ xin việc, cách thức trả lời phỏng vấn - những kỹ năng mềm không phải sinh viên STEM nào cũng may mắn được trang bị khi ra trường.

Quan trọng hơn cả, CAP còn tạo điều kiện cho sinh viên tham gia hội chợ việc làm tổ chức hàng năm và được thực tập được trả lương với các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, NASA, Boeing, Hyundai…

Hiện chỉ có 10 trường đại học ở Mỹ áp dụng CAP: Auburn, Adelphi, American University, University of Kansas, Florida International University, Louisiana State University, University of South Carolina, University of Central Florida, University of Illinois at Chicago, University of the Pacific.

b. Chương trình Co-op (Co-operative program)

Với Co-op, sinh viên không chỉ có thêm kinh nghiệm làm việc thực tế trong thời gian học mà còn được trả lương tương xứng với năng lực. Riêng sinh viên STEM có thể kiếm được đến 40.96$ với ngành Computer Science/Mechanical Engineering hay 35$ với ngành Chemical Engineering cho mỗi giờ làm. Ở nhiều nơi, Co-op là một phần bắt buộc và có thể kéo dài đến 18 tháng. Cũng như CAP, chương trình Co-op chỉ có ở một vài trường đại học tại Mỹ mà 10 ngôi trường được nhắc đến ở trên là một ví dụ.

Tất nhiên, điểm mạnh lớn nhất sinh viên STEM có được khi tham gia Co-op vẫn là kinh nghiệm làm việc với hơn 1,500 tập đoàn đa quốc gia như PwC, Microsoft, BMW, Ernst & Young…

4. Luôn chủ động học và nghiên cứu

Là khối ngành được kỳ vọng sẽ mang lại những phát minh thay đổi thế giới, sinh viên ngành này luôn phải liên tục học hỏi để làm mới mình. Ngoài giờ lên lớp, sinh viên nên tranh thủ:

- Trao đổi và tham gia nghiên cứu trực tiếp cùng các giáo sư giảng dạy.

- Đọc, tham khảo nhiều sách và các tài liệu liên quan đến ngành.

- Thực hành với thiết bị, công nghệ kỹ thuật, phòng lab hiện đại tại trường.

Song song đó, sinh viên STEM nên giao lưu, kết nối với những người đi trước trong ngành để mở rộng mối quan hệ và thu thập thông tin.

BOX THÔNG TIN

Là trường đại học đầu tiên đào tạo ngành Kỹ Thuật Không Dây (Wireless Engineering) tại Mỹ, Auburn University (AU) luôn là ngôi trường mơ ước của các sinh viên bởi các khối ngành STEM do Auburn đào tạo luôn nắm giữ vị trí cao trên bảng xếp hạng toàn nước Mỹ:

- Ngành Biological/Agricultural Engineering đứng hạng 17

- Ngành Industrial/ Manufacturing/ System Engineerings đứng thứ 32

- Ngành Aerospace/Aeronautical Engineering xếp hạng 42

- Khối ngành Engineering nằm trong top 62.

Là 1 trong 10 trường đại học ở Mỹ áp dụng chương CAP – hướng nghiệp chuyên sâu và Co-op, hàng năm các sinh viên tốt nghiệp từ Auburn luôn được các nhà tuyển dụng hàng đầu như Hyundai, Delta Airlines tìm kiếm và bổ sung vào nguồn nhân lực. Ngoài ra, Auburn cũng là 1 trong 5 trường đại học toàn quốc sản sinh ra các phi hành gia và nhà khoa học cho NASA.

Xem thông tin thêm về Auburn tại: http://info.auburnglobal.org/AU-learn-more-about-auburn-university.html?utm_campaign=2018Admissions&utm_source=Google&utm_medium=text_ad&h_region=seasia