Sự kiện: Giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh

Giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã được Ban chấp hành TƯ khóa XI xác định . Lộ trình biên soạn chương trình, SGK phổ thông cũng đang từng bước triển khai... Những thay đổi sắp tới có khiến người dân, giáo giới yên tâm hơn?

Nhiều băn khoăn

Ngay sau khi Nghị quyết số Đổi mới căn bản,toàn diện GD-ĐT ban hành - VietNamNet đã có cuộc "trắc nghiệm" từ những người thực thi và thụ hưởng những đổi mới giáo dục sắp tới.

Từ góc nhìn người thụ hưởng, chị Vân Anh có con đang học lớp 4 tại Hà Nội cho hay: “Con tôi phải học nhiều quá, chủ yếu vẫn là thuộc lòng, học vẹt. Các con chưa cảm thấy thích học, tính sáng tạo không có. Một ví dụ là mới lớp 4 cháu đã phải học văn theo kiểu công thức máy móc”.


Đổi mới sắp tới chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh là rất tốt. Vấn đề là người thực hiện có được đào tạo tốt, mỗi nhà trường và giáo viên có thấm nhuần được chủ trương không hay lại theo lối mòn dạy cho đủ chương trình, kịp tiến độ, nhồi nhét” – chị Vân Anh lo lắng.

Theo PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội): “Những năm qua đầu vào các trường sư phạm ngày càng thấp. Có trường chỉ lấy bằng điểm sàn. Đời sống giáo viên còn bấp bênh, lương bổng thấp. Nhiều thầy cô khi được hỏi cay đắng nói nếu được chọn lại, họ không theo nghề giáo.

đề án đổi mới giáo dục

Cần nhiều chế độ ưu đãi cho giáo viên

Với Nghị quyết vừa ban hành và đề án đổi mới chương trình, SGK phổ thông, việc dạy học theo hướng tích hợp, liên môn là giải pháp quan trọng của đổi mới giáo dục. Nhưng giải pháp bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cho giáo viên thì chưa thấy đề cập.

***Tích hợp môn học, làm bộ sách giáo khoa chuẩn

Kinh nghiệm những lần thay sách, đổi chương trình trước không thực sự thành công vì giáo viên được tham gia quá trình đổi mới quá ít. Đặc biệt là các trường sư phạm chưa thực sự vào cuộc nên giáo viên lúng túng”.

Bà Lan Anh, một giáo viên dạy Văn ở bậc THPT tại Hà Nội thẳng thắn: “Đổi mới lần này nếu làm đúng theo những lý thuyết người làm chương trình, SGK đưa ra thì quá tốt. Trò sẽ được trang bị kĩ năng sống, kĩ năng tự giải quyết vấn đề tốt hơn việc chỉ nhồi nhét kiến thức hàn lâm như hiện nay”.

Tuy nhiên, từ thực tế bản thân, bà cho hay: “Giáo dục đã bàn và đang thực hiện giảm tải chương trình nhưng giáo viên chúng tôi chỉ thấy kiến thức ngày một nhiều hơn, nặng hơn. Tích hợp, liên môn là tốt nhưng giáo viên chưa được chuẩn bị gì, càng nghe càng hoang mang”.

Hi vọng cú hích

Một trong những yêu cầu bức thiết của quyết định thành công đổi mới giáo dục là chất lượng đào tạo sư phạm, giáo viên.

Nói về thực trạng đào tạo ngành sư phạm, PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: “Trong đợt tuyển sinh vừa qua số lượng thí sinh thi vào trường tăng hơn năm trước khoảng 3000 hồ sơ trong khi chỉ tiêu không tăng.

Điểm đầu vào của trường luôn ở tốp cao trong hệ thống các trường đại học. Điều này cũng cho thấy uy tín nhà trường và chất lượng của thí sinh không quá bi quan.

Chúng ta luôn mong muốn thí sinh thi vào các trường sư phạm phải là các học sinh giỏi, nhưng mong muốn và thực tại bao giờ cũng có khoảng cách. Vấn đề là rút ngắn khoảng cách ấy bằng cách nào mà thôi. Môi trường và điều kiện làm việc, khả năng phát triển và cải thiện thu nhập luôn là vấn đề đặt ra không chỉ đối với ngành sư phạm mà tất cả các ngành nghề khác..."

Hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long Phan Huy Phú hi vọng với việc đổi mới thi cử, đặc biệt là thi tốt nghiệp THPTtuyển sinh ĐH sẽ giúp các trường ngoài công lập tuyển được người giỏi. Cơ chế công bằng giữa trường công – tư trong định hướng của Nghị quyết cũng khiến vị lãnh đạo yên tâm hơn.

“Tôi hi vọng tới đây chúng ta phải làm rõ, tập trung nguồn tiền cho giáo dục phổ thông, lấy đây làm đầu tàu cho đổi mới. Giáo dục ĐH nên xã hội hóa để tạo cạnh tranh, thúc đẩy các trường phải đổi mới, nâng chất lượng đào tạo”.

Giáo viên Lan Anh mong mỏi việc viết sách, làm chương trình huy động được nhiều người đang trực tiếp giảng dạy tham gia để tăng tính thực tiễn. Cách làm một chương trình, nhiều bộ SGK cũng là hi vọng của bà Lan Anh nhằm tăng tính cạnh tranh, phát huy tính sáng tạo của người thầy.

Đề xuất lương giáo viên ngang lương quân đội

Khẳng định giáo viên có vai trò then chốt trong đổi mới, Hiệu trưởng Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: “Chế độ đã ngộ của nhà nước hiện nay chưa khuyến khích được người thầy hết lòng với nghề”.

"Lương giáo viên hiện không tương xứng" - ông Lâm nói. Thiết nghĩ nếu lương quân đội hưởng thế nào, lương nghề giáo cũng phải như vậy. Phải coi đây như một trận chiến, quyết liệt làm mới mong thay đổi được.

Tất nhiên, cũng cần phải nói ngành giáo dục cần mạnh dạn không sử dụng những người không đủ năng lực, phẩm chất. Y tế và giáo dục là hai ngành nghề không được phép có những “phế phẩm”.

Theo ông Lâm, nếu không có sự bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ tương xứng thì e khó có những người thầy giỏi và thực sự tâm huyết. Thực tế nhiều người thầy phải xoay làm nhiều thứ việc. Dạy người quan trọng là vậy rồi lại thành “nghề phụ”.

Theo Văn Chung, VNN