Công bố môn thi tốt nghiệp THPT trước 30-3

Dự kiến trước ngày 30-3, Bộ GD-ĐT sẽ công bố môn thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt, đề thi năm nay sẽ không nằm vào phần kiến thức mà Bộ GD-ĐT đã “giảm tải”. Ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết thực hiện đúng quy định của Quy chế, đề thi tốt nghiệp THPT, năm nay nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là kiến thức lớp 12, đảm bảo kiểm tra bao quát kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực hành của người học.

Trừ đề thi các môn Ngoại ngữ, đề thi của các môn thi trong kỳ thi năm nay vẫn tiếp tục có hai phần: Phần bắt buộc (phần chung) là nội dung kiến thức giao thoa giữa chương trình chuẩn và nâng cao; phần tự chọn (phần riêng) ra theo nội dung kiến thức của chương trình chuẩn hoặc nâng cao.

Đối với đề thi có phần tự chọn, thí sinh chỉ được làm bài một trong hai phần tự chọn; nếu thí sinh làm bài cả hai phần tự chọn thì không được chấm điểm cả hai phần tự chọn.

Đề thi sẽ có khoảng 50% điểm số dành cho các câu hỏi thông hiểu, vận dụng kiến thức. Đây là quy định được đặt ra từ kỳ thi năm 2011 và tiếp tục được quán triệt thực hiện trong kỳ thi năm nay nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng các kỳ thi tốt nghiệp THPT, đảm bảo kết quả thi tác động tích cực trở lại và thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình dạy và học của các nhà trường phổ thông trong phạm vi toàn quốc.

Không ra đề kiểu đánh đố

Theo lãnh đạo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng, thí sinh đủ điều kiện dự thi nếu cố gắng, chăm chỉ, học tập và ôn luyện thì có thể làm bài thi đạt điểm trung bình để đỗ tốt nghiệp; còn để đỗ tốt nghiệp loại khá, giỏi thì phải là học sinh có trình độ cao hơn và nhất là có năng lực vận dụng sáng tạo kiến thức khi làm bài.

Điều đó cũng có nghĩa là trong đề thi hoàn toàn không có những câu hỏi vượt ra ngoài phạm vi kiến thức cơ bản, quá khó hoặc đánh đố thí sinh mà là các câu hỏi yêu cầu thí sinh giải quyết không phải chỉ dựa vào những kiến thức ghi nhớ máy móc theo kiểu “học thuộc lòng”, mà quan trọng hơn là, thí sinh cần có sự thông hiểu sâu sắc nội dung kiến thức và đặc biệt phải biết vận dụng kiến thức sẵn có một cách sáng tạo, ông Khôi cho biết thêm.

Ngoài, Bộ GD-ĐT tiếp tục khuyến khích hướng ra đề mở, đề có những câu hỏi phát huy tính sáng tạo, kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức ở đề thi tất cả các môn thi, nhất là các môn thi tự luận theo hướng vừa phù hợp với đặc thù bộ môn vừa đảm bảo mục đích của kỳ thi là đánh giá, xác nhận trình độ THPT của người học. ( Xem thêm bài viết về: Môn thi tốt nghiệp THPT 2013 )

- Đã có thời gian dư luận cho rằng đề thi nhiều khi chưa sát chương trình do người ra đề chủ yếu là các giáo sư, tiến sĩ giảng dạy tại các trường ĐH. Sự tham gia của giáo viên phổ thông vào việc ra đề thi có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

- Năm nay, Bộ GD&ĐT tiếp tục điều chỉnh cơ cấu Ban đề thi theo hướng có giảng viên ĐH, có giáo viên THPT, có giáo viên đại diện các khu vực, vùng miền…trên cả nước. Mục đích hướng đến ra đề thi bám sát chương trình, phù hợp với thời gian làm bài quy định cho từng môn thi và nhất là phù hợp với chất lượng thực tế của giáo dục phổ thông trên phạm vi cả nước.

- Có ý kiến cho rằng Bộ GD&ĐT nên bỏ điểm sàn chung để các trường tự chủ trong xét tuyển cho phù hợp với năng lực của từng trường, Ông nghĩ gì về đề xuất này?

- Điểm sàn được áp dụng từ kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2005 theo phương thức “3 chung”.

Điểm sàn là điểm tối thiểu để thí sinh được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi theo phương thức này.

Điểm sàn được xác định cho từng khối thi A, A1, B, C, D đối với học sinh phổ thông - KV3. Điểm sàn tương ứng với các nhóm đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1,0 điểm và các khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,5 điểm.

Trong điều kiện nước ta hiện nay khi hệ thống kiểm định chất lượng chưa phát triển, kinh nghiệm và các điều kiện bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học chưa đồng đều, thì việc quy định điểm sàn xét tuyển là rất cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào của các trường ĐH, CĐ, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

- Xin ông cho biết định hướng ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2013 như thế nào?

Đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu lớp 12, đảm bảo kiểm tra bao quát kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực hành của người học. Vì vậy, giáo viên cần căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng Bộ GD&ĐT đã ban hành để định hướng ôn tập cho học sinh...

Các môn Ngoại ngữ, đề thi của các môn vẫn tiếp tục có hai phần: Phần bắt buộc (phần chung) là nội dung kiến thức giao thoa giữa chương trình chuẩn và nâng cao; phần tự chọn (phần riêng) ra theo nội dung kiến thức của chương trình chuẩn hoặc nâng cao.

Đối với đề thi có phần tự chọn, thí sinh chỉ được làm bài một trong hai phần tự chọn; nếu thí sinh làm bài cả hai phần tự chọn thì không được chấm điểm cả hai phần tự chọn.

Đặc biệt là đề thi năm nay sẽ không ra vào phần kiến thức mà Bộ GD&ĐT đã “giảm tải”.

Đề thi sẽ có khoảng 50% điểm số dành cho các câu hỏi thông hiểu, vận dụng kiến thức. Theo đó, thí sinh đủ điều kiện dự thi nếu cố gắng, chăm chỉ, học tập và ôn luyện thì có thể làm bài thi đạt điểm trung bình để đỗ tốt nghiệp.

Còn để đỗ tốt nghiệp loại khá giỏi thì phải là học sinh có trình độ cao hơn và nhất là có năng lực vận dụng sáng tạo kiến thức khi làm bài. Điều đó cũng có nghĩa là trong đề thi hoàn toàn không có những câu hỏi vượt ra ngoài phạm vi kiến thức cơ bản, quá khó hoặc đánh đố thí sinh...


Theo Tuoitre & IONE