ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức mở đăng ký, công bố lịch thi và địa điểm thi đánh giá tư duy trong tháng 6 và tháng 7 tới.

Xét tuyển đánh giá năng lực: Chỉ tuyển 2.000 chỉ tiêu, hơn 27.000 thí sinh đăng ký

Xét tuyển đánh giá năng lực: Chỉ tuyển 2.000 chỉ tiêu, hơn 27.000 thí sinh đăng ký

Kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm nay được sử dụng xét tuyển vào 86 cơ sở đào tạo. Đáng chú ý, có trường tuyển chưa tới 2.000...

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy vào 15/7 tại năm tỉnh, thành, số lượng trường sử dụng kết quả để xét tuyển là 20.

Kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức mở đăng ký tại địa chỉ https://tsa.hust.edu.vn/dk từ 25/5 đến 17h ngày 15/6. Kỳ thi diễn ra trong một ngày, vào 15/7, một tuần sau khi kết thúc thi tốt nghiệp THPT.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh từ nhiều vùng, trường tổ chức ở năm tỉnh, thành gồm Hà Nội (tại Đại học Bách khoa Hà Nội và các trường lân cận), Hải Phòng (Đại học Hàng hải Việt Nam), Nghệ An (Đại học Vinh), Tuyên Quang (Đại học Tân Trào) và Đà Nẵng (Đại học Bách khoa Đà Nẵng).

ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi và địa điểm thi đánh giá tư duy - Ảnh 1

ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi và địa điểm thi đánh giá tư duy

Bài thi đánh giá tư duy diễn ra trong 270 phút, gồm một phần bắt buộc và hai phần tự chọn. Trong đó, thí sinh làm phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu trong 120 phút. Phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) thi trong 90 phút. Phần tự chọn 2 là Tiếng Anh thi trong 60 phút hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. Thí sinh bắt buộc làm phần thi Toán - Đọc hiểu trong buổi sáng và chọn làm một trong hai phần tự chọn hoặc cả hai vào chiều 15/7.

Thí sinh làm bài trên giấy, các câu hỏi là trắc nghiệm và trả lời trên phiếu như thi tốt nghiệp THPT. Riêng môn Toán và Tiếng Anh có phần tự luận để đánh giá cách tư duy và khả năng trình bày. Việc đưa tự luận vào môn Tiếng Anh là điểm mới so với kỳ thi năm 2020 và mới so với thông báo trước đó của trường.

PGS Nguyễn Phong Điền, hiệu phó Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết quá trình xây dựng đề thi đánh giá tư duy được trường thực hiện công phu và phức tạp. Bên cạnh đội ngũ ra đề giàu kinh nghiệm và giỏi nghiệp vụ, cùng quy trình tổ chức nghiêm ngặt, nhà trường sử dụng đơn vị độc lập có chuyên môn đo lường giáo dục để đánh giá và hiệu chỉnh chất lượng đề thi sao cho bám sát chương trình THPT.

Để học sinh làm quen với dạng đề và có phương án ôn thi phù hợp, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức hai buổi thi thử vào tháng 1 và 3 với độ khó và phân loại học sinh tương đương đề thi thật.

Chỉ tiêu xét tuyển của trường dựa trên kỳ thi đánh giá tư duy chiếm 50-60% trong tổng 7.990 chỉ tiêu năm 2022. Ngoài ra, 20 trường đại học khác cũng sẽ sử dụng kết quả của bài thi này để xét tuyển.

Ngoài kỳ thi tốt nghiệp THPT, hiện cả nước có ba kỳ thi có kết quả được áp dụng rộng rãi trong xét tuyển đại học gồm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM và thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Hơn 66% thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 để cải thiện điểm

Nhiều tỉnh, thành phố dự kiến tăng mạnh học phí

Theo VnExpress