Đón xem đáp án Sử 2015 ở đây
Hoặc soạn DA SU gửi 8702 để nhận đáp án tốt nghiệp môn Lịch Sử năm 2015
Cả điểm trường chỉ có một thí sinh thi môn Sử
Đến điểm thi từ rất sớm, Phạm Xuân Hải, trú huyện Yên Thành là thí sinh duy nhất sáng nay dự thi môn Sử tại điểm trường THPT Yên Thành 2 (Nghệ An). Hơn 6h sáng 4/7, điểm thi trường THPT Yên Thành 2 vắng lặng, khắc hẳn với sự đông đúc của ba ngày trước. Chạy chiếc xe máy mang theo chai nước lọc, Hải gửi xe rồi vội vào trường xem lại số báo danh. Học sinh trường THPT Phan Túc Trực (Yên Thành) này là thí sinh duy nhất dự thi tại đây.
Tỏ ra rất thoải mái, Hải kể đã làm môn Toán, Văn, tiếng Anh đạt mức trung bình, hôm nay dự thi môn Sử cuối cùng. “Dù ngồi một mình trong phòng, em vẫn sẽ bình tĩnh làm bài. Các giám thị cũng thân thiện và làm việc bình thường như những môn thi khác nên em không có gì phải lo lắng”, thí sinh tâm sự. Rất yêu Sử, từ lúc bước vào cấp 2 chàng trai quê lúa đã định hướng theo học khối C. Năm lớp 9 em là học sinh giỏi môn Sử cấp tỉnh. Lên cấp 3, cậu lại vào lớp chuyên khối A nên đành đổi học sang khối A.
Vừa qua dự định xét tuyển vào quân đội nhưng thiếu mất 2 cm chiều cao nên Hải buồn và hoãn lại ước mơ. Em không muốn tham dự thi để xết tuyển đại học nữa mà quyết định chỉ thi để xét tốt nghiệp, đợi cơ hội vào năm sau. Ông Võ Thanh Hoa, điểm trưởng điểm thi trường THPT Yên Thành 2 cho biết, các môn trước có trên 570 thí sinh dự thi các môn. Dù sáng nay chỉ có một em nhưng công tác trông thi vẫn diễn ra bình thường. Lãnh đạo thi, cán bộ coi thi, thư ký, công an bảo vệ, nhân viên phục vụ…, tất cả trên 20 người, đều đang làm công tác thi tại điểm này.
Tại Nghệ An, cụm thi do Sở Giáo dục chủ trì sáng nay có 117 thí sinh đăng ký dự thi môn Sử. Ngoài trường THPT Yên Thành 2, điểm trường THPT Thái Hòa cũng chỉ có một thí sinh, trong khi những ngày trước tại điểm này có 375 em. Ngoài ra, còn có một số điểm thi khác có 2-3 thí sinh tham gia.
Xu hướng ra đề thi môn Sử 2015:
Đề thi môn Lịch sử năm 2015 sẽ tác động vào cách dạy và học Lịch sử, từ đó thay đổi cách nhìn nhận và thái độ của học sinh với môn học có phần “xưa cũ” và chẳng “thời thượng” này. Dựa vào cấu trúc đề thi đại học từ năm 2010 đến năm 2014 môn Lịch sử và định hướng ra đề thi của Bộ GD-ĐT, dự đoán xu hướng đề thi các môn học nhằm giúp học sinh có định hướng học tập rõ ràng và xây dựng lộ trình học hiệu quả. Tài liệu này được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi nghiên cứu và tổng hợp, học sinh cần tham khảo để có định hướng học tập hiệu quả trong 4 tháng cuối cùng.
I. Nhận định chung về xu hướng ra đề thi môn Lịch sử
1. Về cấu trúc đề thi lịch sử năm 2015?
Một đề thi Đại học (bao gồm cả đề thi Cao đẳng) môn Lịch sử hàng năm vẫn luôn bao gồm hai phần chính: Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới. Trong đó điểm thi phần Lịch sử Việt Nam luôn luôn chiếm 7 điểm và Lịch sử thế giới chiếm 3 điểm. Trong đề thi tốt nghiệp môn Sử, thường sẽ có 3 câu hỏi thuộc phần Lịch sử Việt Nam và 1 câu hỏi thuộc phần Lịch sử thế giới. Từ năm 2014 trở về trước, đề thi bao gồm hai phần Phần tự chọn và phần chung. Phần tự chọn luôn luôn rơi vào phần Lịch sử thế giới. Từ năm 2014, đề thi chỉ bao gồm 1 phần, không còn phần tự chọn như trước. Điều này phù hợp với xu hướng thay đổi trong cách ra đề thi của Bộ giáo dục và đào tạo và nhất quán với tất cả các môn khác. Tức là, tất cả các thí sinh sẽ chỉ làm chung một đề thi. Đối với từng phần thì cụ thể như sau:
Phần Lịch sử Việt Nam: Bao gồm tất cả các vấn đề của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX (cụ thể là mốc năm 1919 với Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương cho đến năm 2000). Trong đó bao gồm các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: 1919 – 1930
- Giai đoạn 2: 1930 – 1945
- Giai đoạn 3: 1945 – 1954
- Giai đoạn 4: 1954 – 1975
- Giai đoạn 5: Từ 1975 đến năm 2000.
Phần Lịch sử thế giới: bao gồm các vấn đề sau (Tính từ giai đoạn sau khi kết thúc đại chiến thế giới thứ hai đến năm 2000):
- Vấn đề 1: Liên Xô, Đông Âu từ 1945 đến 1991. Liên bang Nga (1991 - 2000)
- Vấn đề 2: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- Vấn đề 3: Các nước Á, Phi, Mĩ La tinh và Đông Bắc Á (1945 - 2000)
- Vấn đề 4: Đông Nam Á và ASEAN
- Vấn đề 5: Châu Phi và Mĩ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Vấn đề 6: Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Vấn đề 7: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh.
- Vấn đề 8: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa.
2. Về độ khó của đề thi THPT quốc gia môn Lịch Sử năm 2015?
Trước đây, trong đề thi tốt nghiệp môn Lịch sử, số câu hỏi kiểm tra mức độ “Nhớ” của học sinh khá nhiều. Những thí sinh chăm chỉ, chịu khó thì không khó để có thể lấy điểm. Những câu hỏi mang tính tổng hợp, phân tích rất ít xuất hiện hoặc nếu xuất hiện thì chiếm số điểm không cao. Do đó, đề thi chưa mang tính phân loại.
Từ năm 2014, đề thi có sự thay đổi đột phá trong cả cấu trúc và độ khó. Theo đó, số câu hỏi chỉ kiểm tra ở mức độ Nhớ của thí sinh khá ít (2 điểm tương đương 20%). Tất cả các câu hỏi còn lại đều không đơn thuần kiểm tra mức độ Nhớ (tái hiện kiến thức) mà đều mang tính tổng hợp, vận dụng thậm chí là ứng dụng thực tiễn khá nhiều (Vận dụng cao). Để làm được các câu hỏi này, thí sinh không chỉ phải nắm kiến thức nền tảng trong SGK phổ thông mà cần biết liên hệ và móc nối các kiến thức rời rạc thành một vấn đề lớn thậm chí là phải có sự hiểu biết về tình hình thời sự đang diễn ra để giải quyết vấn đề mà đề thi yêu cầu (Ví dụ: Câu hỏi Lịch sử thế giới của đề thi năm 2014 đòi hỏi thí sinh phải chăm chỉ theo dõi tình hình thời sự để giải quyết câu hỏi liên quan đến ASEAN).
Các câu hỏi ở mức độ Khó còn được thể hiện ở hình thức các câu hỏi có tính xuyên suốt của Lịch sử, từ đó kiểm tra được mức độ hiểu biết lịch sử của thí sinh. Các câu hỏi còn ngầm kiểm tra quan điểm của thí sinh về một số vấn đề của Lịch sử và có nội dung tương đối mở. Sự thay đổi của Bộ giáo dục còn được thể hiện ở cách xây dựng thang điểm chấm thi. Theo đó, với những câu hỏi mở sẽ không có đáp án fix cứng, không gò bó thí sinh vào một khuôn mẫu đã định sẵn mà chỉ xây dựng các tiêu chí cho điểm. Đây là một điều kiện tương đối rộng mở cho các thí sinh, góp phần thay đổi tư duy về cách thức học môn Lịch sử ở các nhà trường phổ thông như hiện nay.
II. Xu hướng ra đề thi THPT quốc gia môn Lịch sử ?
Căn cứ vào việc phân tích cụ thể xu hướng ra đề thi môn Lịch sử vài năm gần đây mà điển hình nhất là năm 2014, có thể thấy việc ra đề thi môn Lịch sử sẽ có nhiều biến chuyển trong các năm tiếp theo. Sự thay đổi này là phù hợp với tinh thần đổi mới giáo dục nói chung cũng như định hướng phát triển, thay đổi cách dạy và học lịch sử ở các nhà trường phổ thông hiện nay. Theo đó, sự đổi mới sẽ được thể hiện ở vài điểm chính như sau:
- Đề thi sẽ chỉ bao gồm 1 phần chung cho tất cả các thí sinh, không còn phần tự chọn như trước.
- Xu hướng câu hỏi kiểm tra mức độ Nhớ (kiểm tra mức độ tái hiện kiến thức của thí sinh) sẽ giảm hẳn và chiếm tỉ lệ điểm rất nhỏ trong đề.
- Đề thi vẫn sẽ bao gồm 2 phần chính là Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam, trong đó phần Lịch sử Việt Nam vẫn sẽ bao gồm 7 điểm và Lịch sử thế giới vẫn là 3 điểm. Tuy nhiên, sẽ có sự dịch chuyển trong cách ra đề mà cụ thể là sẽ không tách Việt Nam ra một vấn đề riêng lẻ như trước mà sẽ có xu hướng gắn các vấn đề ở Việt Nam trong các vấn đề nổi cộm ở khu vực và trên thế giới theo đúng tinh thần Việt Nam là một bộ phận của thế giới, là một thành tố trong quan hệ quốc tế giai đoạn hiện nay. Đây chính là một điểm nổi bật, một điểm thể hiện rõ sự đổi mới trong cách ra đề thi của Bộ và trở về với quan điểm học phải đi đôi với hành, học phải gắn liền với thực tiễn, kiến thức không được xa rời thực tiễn.
- Xu hướng ra câu hỏi theo một vấn đề cũng sẽ là xu thế. Các vấn đề này thường có tính xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử chứ không hẳn là một vấn đề của 1 giai đoạn ví dụ như: vấn đề dân tộc và dân chủ, vấn đề đoàn kết dân tộc, vấn đề các hình thức tổ chức mặt trận…Đây là các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức nền tảng vững, biết xâu chuỗi các vấn đề đã học một cách liền mạch.
- Một ý nhỏ nữa là đề thi có xu hướng gắn các vấn đề lịch sử đã qua với các vấn đề thời sự đang diễn ra để đưa vào đề. Mặc dù, điềm cho phần này thường không nhiều nhưng lại là các câu hỏi kiếm điểm tuyệt đối, là câu hỏi thể hiện sự phân loại trong đề thi. Những thí sinh chăm chỉ theo dõi tình hình thời sự và có tư duy tốt, liền mạch sẽ có thể kiếm điểm ở phần này. Tuy nhiên, việc kiếm điểm tuyệt đối rất khó và chỉ dành cho những thí sinh thực sự rất xuất sắc.
Nhìn chung, Lịch sử là môn học “nóng” trong các nhà trường phổ thông hiện nay nói riêng và các kênh truyền thông nói chung. Xu hướng học sinh yêu và thích học Lịch sử là rất ít thậm chí là quý và hiếm. Điều này một phần không nhỏ liên quan đến việc dạy, học và thi cử ở nhà trường cũng như vai trò định hướng của xã hội. Sự thay đổi của Bộ trong việc ra đề thi hàng năm cũng là một động thái đầu tiên tác động vào cách dạy và học môn học này ở trường phổ thông từ đó thay đổi cách nhìn nhận và thái độ của học sinh với môn học có phần “xưa cũ” và chẳng “thời thượng” này.
Lịch thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015 chính thức:
Thời gian thi làm bài cụ thể các môn như sau:
- Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý: thi tự luận, 180 phút.
- Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học: thi trắc nghiệm, 90 phút.
- Các môn Ngoại ngữ: có phần viết và trắc nghiệm, 90 phút.
Thống nhất thời điểm bóc túi đựng đề thi tại phòng thi trên toàn quốc:
- Buổi sáng: 07 giờ 45
- Buổi chiều: 14 giờ 15
Máy tính được sử dụng trong kỳ thi thpt quốc gia 2015
Casio FX 570 MS, FX 570 ES, FX 570 ES Plus và FX 570 VN Plus, FX 95, FX 220, FX 500A, FX 500 MS, FX 500 ES, FX 500VNPlus; VinaCal 500MS, 570 MS, 570 ES Plus và 570 ES Plus II; Vietnam Calculator VN-500RS, VN 500 ES, VN 500 ES plus function, VN 570 RS, VN 570 ES và VN-570ES Plus;Sharp EL 124A, EL 250S, EL 506W, EL 509WM; Canon F-788G, F-789GA; Và các máy tính khác nhưng phải đảm bảo quy định máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ để lưu dữ liệu.
Xét tuyển ĐH-CĐ chính quy 2015 Bộ GD-ĐT quy định như sau:Các trường phải công khai thông tin về quy định xét tuyển như chỉ tiêu của các ngành hoặc nhóm ngành đối với từng đợt xét tuyển, dành 75% cho các khối thi truyền thống, điểm xét tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT (dự kiến ngày 1-8), điểm xét tuyển đợt sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước.
- Xét tuyển nguyện vọng (NV) 1: từ ngày 1 đến 20-8 (công bố điểm trúng tuyển chậm nhất ngày 25-8)
- Xét tuyển NV bổ sung đợt 1: từ ngày 25-8 đến hết ngày 15-9 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20-9)
- Xét tuyển NV bổ sung đợt 2: từ ngày 20-9 đến hết ngày 5-10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 10-10)
- Xét tuyển NV bổ sung đợt 3: từ ngày 10 đến hết ngày 25-10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 31-10)
- Xét tuyển NV bổ sung đợt 4 (các trường CĐ): từ ngày 31-10 đến hết ngày 15-11 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20-11).
- Các trường ĐH, CĐ và các Sở GD-ĐT báo cáo kết quả tuyển sinh 2015 về Bộ GD-ĐT chậm nhất là ngày 31-12.
Theo Hocmai.vn, tin gốc: http://tintuc.hocmai.vn/bang-tin-truong/cac-cuoc-thi/21893-du-doan-xu-huong-de-thi-thpt-quoc-gia-mon-lich-su.html