Trong năm 2022, các trường ĐH cần hoàn thiện đề án tuyển sinh 2023 và đưa ra định hướng cho công tác tuyển sinh năm 2025 trở đi.

Nhiều trường Đại học nhóm ngành sức khỏe thiếu hàng trăm chỉ tiêu trong năm 2022

Nhiều trường Đại học nhóm ngành sức khỏe thiếu hàng trăm chỉ tiêu trong năm 2022

Theo cập nhật mới nhất của Kênh tuyển sinh thì nhóm ngành sức khỏe ở các trường Đại học đang thiếu từ hàng chục đến hàng trăm chỉ tiêu tuyển sinh 2022.

Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các ĐH, học viện, trường ĐH và CĐ sư phạm về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục ĐH, trong đó có các lưu ý về tuyển sinh và phương thức tuyển sinh.

Theo đó, Bộ đề nghị các trường hoàn thiện đề án tuyển sinh năm 2023, trong đó đặc biệt lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa, thực hiện đúng quy chế tuyển sinh hiện hành, tránh đưa ra những phương thức tuyển sinh phức tạp, gây khó khăn cho thí sinh.

Được biết năm 2022 có đến hơn 20 phương thức tuyển sinh được sử dụng tại các trường ĐH. Điều này khiến không ít thí sinh bối rối.

Cũng ngay trong năm học mới này, các trường phải xây dựng và công bố kịp thời định hướng, phương hướng cho công tác tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 cần phù hợp với yêu cầu, nội dung, cấu trúc của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đề nghị các trường ĐH đơn giản hoá các phương thức tuyển sinh vào năm 2023 - Ảnh 1

Đề nghị các trường ĐH đơn giản hoá các phương thức tuyển sinh vào năm 2023

Riêng đối với các trường có ngành đào tạo giáo viên, Bộ yêu cầu chủ động làm việc với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ để triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Tại công văn này, việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, tăng cường năng lực quản trị ĐH cũng được đề cập đến. Đặc biệt là việc thành lập và kiện toàn hội đồng trường, trong đó, quy định rõ vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp giữa hội đồng trường và ban giám hiệu theo đúng quy định; phân công trách nhiệm rõ vị trí, vai trò, chức năng của mỗi thành viên hội đồng trường, coi đây là công cụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ĐH.

Các trường cũng được lưu ý về việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế bằng cách phát triển các chương trình, dự án hợp tác có chất lượng với đối tác nước ngoài, hợp tác, tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Đồng thời khuyến khích kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín được công nhận hoạt động ở Việt Nam, tích cực tham gia các bảng xếp hạng trường ĐH có uy tín quốc tế.

> TP HCM lần đầu tổ chức thi tuyển phó hiệu trưởng

> Thành lập Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Theo Báo Thanh Niên