Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCTI LE CHOI

Tin liên quan:

> Nguy cơ mất trường dạy nghề

>> Loạn trong công tác đào tạo nghề

>>> Dạy nghề cũng như không

 

Năm 2012, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các trường ĐH ngừng tuyển sinh hệ trung cấp, trường nghề cũng mở rộng cửa hơn để đón thí sinh. Trong khi đó, trên thị trường lao động, đội ngũ công nhân kỹ thuật vẫn… cung không đủ cầu.

Thế nhưng, mối lo không tuyển đủ chỉ tiêu vẫn hiện hữu khi mùa tuyển sinh đang bắt đầu.

Khó vượt rào cản tâm lý

Thống kê hàng năm cho thấy, khoảng trên 75% học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm, làm đúng nghề sau khi tốt nghiệp. Riêng với hệ CĐ nghề, tỉ lệ này thấp nhất là 80%, một số trường ở một số nghề đạt trên 95%... Hiện nay, số lao động trong ngành công nghiệp chiếm trên 67% tổng số lao động trong các doanh nghiệp và bình quân mỗi doanh nghiệp còn thiếu 6 - 7 công nhân kỹ thuật bậc cao, công nhân lành nghề. Đây là cái đích lớn cho các trường nghề.

truong day nghe, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, dau vao, tuyen sinh dau vao, trung cap nghe

Nhưng thực tế, do tâm lý chọn ngành của học sinh hiện nay đổ dồn vào các trường ĐH, CĐ, khiến nguồn lao động hàng năm vẫn thiếu và các trường nghề vẫn rất khó tuyển học viên. Ngay trong kỳ tuyển sinh năm ngoái, hàng loạt trường nghề áp dụng chương trình "khuyến mại", nhưng cũng chỉ tuyển được 60 -70% chỉ tiêu đề ra. Để tự cứu mình, các trường đã chọn hướng đi tập trung vào thế mạnh riêng, tham gia các ngày hội việc làm, thường xuyên liên hệ với các trường THPT và THCS để phối hợp tư vấn nghề, giới thiệu về tuyển sinh của trường, các chương trình đào tạo và khả năng việc làm sau khi tốt nghiệp. Song, sau rất nhiều cố gắng, bức tranh tuyển sinh vẫn không mấy cải thiện.

Bên cạnh đó, một thực tế dễ nhận thấy là sự mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo. Những ngành có cơ hội việc làm cao như điện, điện lạnh, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, cơ khí chính xác... lại thiếu học viên. Ngược lại, các ngành kế toán doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, tin học… đã dư thừa lại có số học viên đăng ký đông.

Đảm bảo đầu ra cũng là hướng đi đúng

Nếu chỉ chú trọng vào tăng cường chỉ tiêu tuyển sinh nhưng không đầu tư về chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội, e rằng đào tạo nghề sẽ gặp nhiều trở ngại. Nên mặc dù được trao cơ hội, không phải trường nào cũng có năng lực "tự bơi", đó là ý kiến các trường nghề trước mùa tuyển sinh 2012. Bởi, hiện nay Nhà nước đang khuyến khích phát triển dạy nghề, học nghề trong khi chưa có cơ chế ưu đãi cho người dạy và học. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo cũng như trang thiết bị dạy học của các trường nghề cũng cần phải xem lại.

Một trong những hạn chế của nhiều trường dạy nghề hiện nay là chương trình đào tạo thiếu hấp dẫn, chưa tương thích với yêu cầu làm việc thực tế trong doanh nghiệp. Theo ông Phạm Quang Vinh, Hiệu trưởng trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long, chất lượng đào tạo chính là mức độ đáp ứng cũng như sự thoả mãn của nhà tuyển dụng đối với người lao động. Bởi thế, việc liên kết là điều không thể xem nhẹ.

Để khắc phục bất cập, nhiều trường đã chủ động điều tra nghiên cứu thị trường, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, đồng thời xúc tiến tiếp thị và ký kết hợp đồng đào tạo và cung ứng lao động theo yêu cầu về số lượng và chất lượng theo từng đơn hàng. Việc làm này giúp doanh nghiệp có nguồn lao động ổn định hàng năm và giúp nhà trường hoạch định được chiến lược tuyển sinh cho phù hợp... Đây là một hướng đi mở cho việc tuyển sinh của hệ thống đào tạo nghề.

Tin liên quan đến xét tuyển:

 

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

(Theo: Dantri)