Sau khi tốt nghiệp đại học thì nhiều sinh viên băn khoăn liệu nên bắt đầu sự nghiệp mới hay tiếp tục học lên? Với bài toán tuyển sinh thì Đại học Ngân hàng HCM đã có chương trình gì?
1. Chỉ tiêu tuyển sinh chương trình Thạc sĩ
Đại học Ngân hàng TP HCM tuyển sinh 560 chỉ tiêu cho chương trình thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh và Luật kinh tế.
Cụ thể, ngành Tài chính - Ngân hàng tuyển 405 chỉ tiêu, Quản trị Kinh doanh là 105 và Luật kinh tế cần 50 ứng viên. Đây là năm đầu tiên, Đại học Ngân hàng TP HCM tuyển sinh các chương trình Thạc sĩ theo hình thức xét tuyển, không thi tuyển. Trường hợp số lượng ứng viên dự tuyển nhiều hơn chỉ tiêu, Hội đồng tuyển sinh sẽ đánh giá dựa vào thành tích học tập bậc đại học.
Ứng viên đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện tốt nghiệp đại học các ngành phù hợp với ngành dự tuyển, đồng thời, đạt trình độ tiếng Anh tương đương bậc ba theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam - VSTEP có thể nộp hồ sơ xét tuyển. Thời gian nhận hồ sơ là từ ngày 15/3 đến hết ngày 10/6.
Các ứng viên tốt không thuộc đối tượng trên vẫn có cơ hội dự tuyển sau khi hoàn thành các học phần bổ sung kiến thức: bốn môn, tương đương 12 tín chỉ cho thí sinh tốt nghiệp gần ngành và 6 môn - 18 tín chỉ đối với ứng viên tốt nghiệp khác ngành so với ba chương trình trên.
Nhà trường có tổ chức các lớp ôn tập và thi chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc. Đại học Ngân hàng TP HCM là một trong 18 trường được tổ chức thi và cấp chứng chỉ VSTEP.
Đại học Ngân hàng TP HCM xét tuyển hơn 500 chỉ tiêu thạc sĩ
2. Thời gian đào tạo
Với thời gian đào tạo 24 tháng, thời gian biểu học ngoài giờ hành chính buổi tối và cuối tuần, tại trung tâm quận 1, TP HCM. Do đó, học viên đã đi làm hoặc bạn sinh viên mới tốt nghiệp có thể thuận tiện đi lại, tham gia khóa học. Mức học phí ưu đãi dao động khoảng 22 triệu đồng mỗi năm học.
Đại học Ngân hàng TP HCM (HUB) là trường công lập, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với lịch sử hơn 45 năm hình thành và phát triển. Trường cũng đã có 20 năm kinh nghiệm đào tạo sau đại học ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ. Nhiều chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tại các cơ quan quản lý, tổ chức tài chính... đã trưởng thành từ đây.
Các chương trình đào tạo thạc sĩ tại HUB được thiết kế với mục tiêu trang bị kiến thức chuyên môn, năng lực sáng tạo, tư duy hệ thống và khả năng độc lập nghiên cứu cho học viên. Bên cạnh đó, người học có thể hoàn thiện năng chuyên môn và quản lý, có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua việc tiếp cận, phân tích, giải quyết các tình huống thực tế, đồng thời, phát triển tư duy chiến lược, năng lực cạnh tranh trong bối cảnh chuyển đổi số.
Là các chuyên gia đầu ngành, đội ngũ giảng viên, hướng dẫn khoa học sẽ kết hợp kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu, tư vấn chính sách, quản trị, điều hành doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Ngoài ra, sinh viên có thể xây dựng mối quan hệ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, kinh doanh, pháp lý, học thuật từ cộng đồng cựu học viên, sinh viên HUB.
> Hai chương trình thạc sĩ công nghệ được RMIT trao học bổng
> 14.500 chỉ tiêu tuyển mới và phương án xét tuyển vào ĐH Đà Nẵng
Theo VnExpress