Đại Học Bách Khoa Hà Nội

HUST
(Ha Noi university of science and technology)
Thành lập năm: 1956
Tỉnh thành:Hà Nội
Địa chỉ:Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn bản - Quy chế

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
 
Tên chương trình:     Chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao
Trình độ đào tạo:      Đại học
Ngành đào tạo:          Chuyên ngành Tin học công nghiệp
Loại hình đào tạo:     Chính quy
Bằng tốt nghiệp:       Kỹ sư chất lượng cao Tin học công nghiệp
(Ban hành tại Quyết định số           /QĐ-ĐHBK-ĐTĐH  ngày               của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội)
 
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo ra kỹ sư chuyên ngành tin học công nghiệp có khả năng thích ứng cao với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nói chung và của chuyên ngành tin học công nghiệp nói riêng. Chương trình đào tạo phải được cộng đồng thế giới công nhận là trình độ kỹ sư.
Các kỹ sư tốt nghiệp chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao chuyên ngành tin học công nghiệp có trình độ chuyên môn trình độ cao và kỹ năng thực hành tốt, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và sáng tạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế-xã hội, giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực tin học công nghiệp, tự động hoá - điều khiển.
Các kỹ sư được cấp bằng chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao chuyên ngành tin học công nghiệp có khả năng học lên các bậc cao học và tiến sỹ của các nước tiên tiến để trở thành những chuyên gia giỏi, những nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực tin học công nghiệp.
 
1.2. Mục tiêu cụ thể
 Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư chất lượng cao chuyên ngành tin học công nghiệp cần có được (kiến thức, năng lực, kỹ năng, thái độ):
  • Kiến thức: Kỹ sư chuyên ngành chuyên ngành tin học công nghiệp phải được trang bị đầy đủ cả về kiến thức cơ bản, kiến thức kỹ thuật cơ sở và kiến thức chuyên ngành đảm bảo tính hiện đại, chuyên sâu kết hợp được nội dung đào tạo của các trường tiên tiến trên thế giới cùng chuyên ngành và tính thực tiễn của đất nước.
  • Năng lực: Kỹ sư chuyên ngành tin học công nghiệp phải có năng lực làm việc tốt có khả năng thích ứng với công việc nhanh, có tính độc lập sáng tạo trong công việc nhưng cũng phải có khả năng làm việc theo nhóm. Đủ khả năng về chuyên môn để giải quyết nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả công việc do mình đảm nhận.
  • Kỹ năng: Kỹ sư chuyên ngành tin học công nghiệp phải có khả năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo và hiệu quả những vấn đề kỹ thuật, có khả năng xây dựng và tiến hành thực nghiệm, thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu, đánh giá chất lượng các hệ thống điều khiển và tự động hóa; biết thiết kế và triển khai các hệ thống điều khiển trong các lĩnh vực ứng dụng khác nhau, bao gồm cấu trúc điều khiển, thuật toán điều khiển, phần cứng cũng như phần mềm hệ thống điều khiển và giám sát, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế ràng buộc.
  • Thái độ:  Kỹ sư chuyên ngành tin học công nghiệp phải có thái độ trung thực trong công việc chuyên môn, khi giải quyết công việc phải có tinh thần không quản ngại khó khăn, có tinh thần cầu thị học hỏi chuyên môn để không ngừng hoàn thiện mình. Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ. Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước. Ý thức cao được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp xây dựng nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến và sự phồn vinh của đất nước.  
 
2. Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo theo thiết kế là 5 năm (10 học kỳ chính). Theo quy chế đào tạo, để hoàn thành chương trình sinh viên có thể rút ngắn tối đa 3 học kỳ hoặc kéo dài tối đa 5 học kỳ.
 
3. Khối lượng kiến thức toàn khoá:
 Đối với K52 (Chương trình 2007):  220 tín chỉ (TC)
Đối với K53 (Chương trình 2008):  217 tín chỉ (TC)
 
4. Đối tượng tuyển sinh
Học sinh tốt nghiệp phổ thông tham dự kỳ thi đại học khối A có tổng điểm hơn điểm xét tuyển của Trường một mức quy định theo từng năm, khi nhập trường phải tham dự một kỳ thi tuyển chọn bổ sung. Diện được tuyển thẳng theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được xét theo điều kiện cụ thể của từng năm.
 
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Quy trình đào tạo được tổ chức theo học chế tín chỉ, tuân theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ban hành theo Quyết định số 804/QĐ-ĐHBK-ĐTĐH ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
 
6. Thang điểm
Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.
 
 
Thang điểm 10
(điểm thành phần)
Thang điểm 4
Điểm chữ
Điểm số
Đạt*
từ
9,5
đến 
10
A+
4,5
từ
8,5
đến 
9,4
A
4,0
từ
8,0
đến 
8,4
B+
3,5
từ
7,0
đến 
7,9
B
3,0
từ
6,5
đến 
6,9
C+
2,5
từ
5,5
đến 
6,4
C
2,0
từ
5,0
đến 
5,4
D+
1,5
từ
4,0
đến 
4,9
D
1.0
Không đạt
dưới 4,0
F
0

* Riêng TTTN và ĐATN: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.