Sau những vụ lùm xùm về gian lận trong thi cử năm 2018, nhiều thí sinh và bậc phụ huynh cảm thấy bức xúc vì ảnh hưởng đến kết quả và tương lai của hàng ngàn thí sinh khác. Nếu năm 2019 vẫn tiếp tục xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia thì có nên để địa phương chủ trì không?

Đại học Quốc tế TP.HCM xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 nămm 2018

Công bố học phí của 87 trường đại học trên toàn quốc năm học 2018 - 2019

Theo ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nếu lấy dữ liệu thi THPT quốc gia xét tuyển đại học, các trường phải chủ trì.

Thậm chí thi xong, scan bài thi gửi về Bộ GD&ĐT ngay thì sẽ không còn sơ hở để gian lận.

Riêng về vấn đề thi THPT, ông Phan Thanh Bình cho hay kỳ thi THPT quốc gia hiện có hai luồng ý kiến. Luồng thứ nhất cho rằng việc tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT là cần thiết để đánh giá mức độ đạt chuẩn của học sinh. Luồng thứ hai đề xuất không tổ chức thi mà xét và cấp bằng tốt nghiệp để giảm áp lực, tốn kém.

Cơ quan thẩm tra ủng hộ luồng quan điểm thứ nhất, giữ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng do đây là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, nên lùi lại việc thông qua luật để lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 vừa ban hành, về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), Chính phủ đã giao Bộ GD&ĐT tiếp tục lấy ý kiến nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học về dự án Luật này, nhất là việc tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

Có nên để địa phương chủ trì nếu xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia?

Ông Bình cũng có những trao đổi về vấn đề này:

 Thưa ông, nhiều ý kiến đang rất khác nhau về kỳ thi THPT quốc gia?

- Tổ chức thi phổ thông là khá đa dạng trên thế giới, khó có phương thức toàn diện, có phương án mạnh chỗ này, yếu chỗ kia. Nếu làm 2 kỳ thi như trước đây, trường đại học (ĐH) nào mạnh trường đó thi thì quá nặng nề; chuyển sang “3 chung” thì vẫn kẹt xe, không giảm áp lực là bao. Nên bây giờ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để có cơ sở xét tuyển ĐH-CĐ cũng có nhiều ưu điểm.

Nhưng vấn đề của kỳ thi này là ở chỗ tốt nghiệp THPT thì chúng ta yêu cầu không cao, còn xét tuyển ĐH yêu cầu lại cao. Do đó, đầu tiên phải nhìn nhận đúng tính chất của kỳ thi “2 trong 1” này.

Thứ hai là vấn đề đề thi, phương thức thi tự luận hay trắc nghiệm. Để có một đề thi trắc nghiệm chuẩn không phải dễ, nhất là muốn đánh giá được năng lực của thí sinh. Để đánh giá đại trà thì trắc nghiệm phù hợp, nhưng để đánh giá năng lực của các em để vào ĐH không phải là dễ.

Có nên để địa phương chủ trì nếu xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia?

Thứ ba là quy trình làm thi, phần mềm chấm của chúng ta chưa hoàn chỉnh. Nếu xét vào ĐH mà giao về cho địa phương làm là phải hết sức tính toán. Tâm lý là địa phương nào cũng muốn có con em vào ĐH. Vì thế, 3 vấn đề cần làm rõ của kỳ thi là mục đích "2 trong 1"; đề thi; quy trình làm thi.

- Được biết Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh  Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tán thành việc tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT?

- Hiện nay, Luật Giáo dục không nói thi THPT quốc gia. Luật chỉ nêu học sinh học hết chương trình THPT nếu đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng GD&ĐT thì được hiệu trưởng nhà trường xác nhận vào học bạ đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông và được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được giám đốc sở GD&ĐT tỉnh, thành cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Ủy ban chúng tôi đồng ý là phải có thi, vì hiện chúng ta chưa đạt đến mức trình độ học tự giác mà không cần thi. Mặt khác, chúng ta cũng phải bảo đảm yêu cầu hội nhập quốc tế, giữa các địa phương còn chênh lệch nhau nhiều về chất lượng giáo dục, nên thi quốc gia sẽ tạo ra một giá trị chung để học sinh khi đi học nước ngoài thuận lợi hơn rất nhiều.

Có nên để địa phương chủ trì nếu xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia?

Nếu bây giờ để địa phương tự cấp bằng THPT thì chắc chắn bằng của TP.HCM, Hà Nội sẽ khác hẳn bằng của các tỉnh miền núi. Nếu làm thế sẽ khó cho học sinh. Vì thế, ủy ban tán thành quan điểm phải thi, còn thi thế nào là chuyện của Chính phủ tính. Luật Giáo dục không cần ghi rõ thi thế nào. Đến lúc việc học đã tự giác, chất lượng tốt, thi có thể  giao địa phương là chuyện của Chính phủ tính.

- Nếu kỳ thi chỉ để cấp bằng tốt nghiệp thì như nhiều ý kiến đã phân tích, thi với 98% đỗ tốt nghiệp thì không cần thi làm gì?

- Việc có sử dụng kết quả thi THPT để xét vào ĐH hay không là chuyện của các trường ĐH, nó không phải của kỳ thi này, luật cũng không quy định điều này. Nhưng chắc chắn phải đảm bảo một điều là đừng có trở lại 2 kỳ thi như trước đây.

Mỗi trường ĐH có một hướng đào tạo khác nhau, trường chọn tư duy, trường chọn năng khiếu, nên cách chọn của mỗi trường phải khác nhau. Ở nước ta hiện nay là thi vào ĐH như nhau hết. Vì thế, trường ĐH phải tự chủ tuyển sinh phù hợp nhất. Tôi cũng cho rằng cũng không có nhiều trường ĐH muốn tự tổ chức thi riêng đâu. Nhiều trường ĐH đều đã có phương án xét tuyển riêng của họ.

Có nên để địa phương chủ trì nếu xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia?

Do đó, tính chất của kỳ thi này cần trả lại đúng tên của nó. Thực chất đây là kỳ thi phổ thông. Và thi phổ thông thì có thể thi trắc nghiệm được, vì đó là đánh giá đại trà.

- Nhưng thực tế thì kỳ thi này hầu hết trường ĐH đang dựa vào đó để có dữ liệu xét tuyển. Vậy thì làm thế nào để bảo đảm khách quan, công bằng, không xảy ra gian lận như vừa qua thưa ông?

- Quan điểm của tôi, nếu kỳ thi này lấy dữ liệu để xét tuyển ĐH thì không giao cho địa phương làm, các trường ĐH phải chủ trì. Thậm chí thi xong, scan bài thi gửi về Bộ GD&ĐT luôn, như vậy là sẽ không còn sơ hở để gian lận.

Tôi cho rằng đây là những vấn đề kỹ thuật, Chính phủ hoàn toàn có thể hoàn thiện được quy chế thi. Chúng tôi là ủy ban, không đưa ra các vấn đề kỹ thuật, mà sẽ ở vai trò thẩm tra, giám sát phương án thi của Chính phủ.

Theo Zing news - Kênh tuyển sinh

Nếu trường đại học hạ điểm chuẩn quá thấp thì Bộ GD&ĐT sẽ vào cuộc

Thanh Hóa: Chỉ tuyển được 1 sinh viên cho 2 ngành đào tạo