Dưới cái nóng Sài Gòn lên đến 40 độ, nhiều giáo viên không khỏi mệt mỏi trước công việc vô cùng đặc biệt này.

75% ở TP HCM đạt điểm 5 môn văn trở lên trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018

Thi THPT Quốc gia môn Văn tại TP.HCM: Điểm 9 không có, điểm 8 chỉ 1%

Chấm thi THPT Quốc gia 2018: Khổ và khó - Ảnh 1

Chấm thi rất khó và khổ. Nhất là chấm thi môn văn. Mất nhiều thời gian, căng thẳng, trách nhiệm nặng nề, mà thù lao chưa thật tương xứng. Chính vì thế mà nhiều giáo viên “né” việc chấm thi. Biểu hiện dễ thấy là những năm gần đây, sự hăng hái của giáo viên giảm sút. Nhiều giáo viên phải đi làm nhiệm vụ vì không thể chối từ. Nhất là năm nay, trước tình hình bài làm không mấy “sáng sủa” của thí sinh, nhiều giám khảo đã thật sự… “mất lửa” khi đang chấm.

Nhưng đó chưa phải là điều chính đáng bàn. Mà cái quan trọng nhất ở đây là sự “cầm cân, nảy mực” của giám khảo chấm để đem đến công bằng cho thí sinh. Nếu khâu ra đề thi đã khó, khâu làm đáp án chấm khó hơn, thì việc chấm thi được xem là khó nhất. Vì nó là sự tổng hợp của các khâu trước kết hợp với thực tế bài làm của thí sinh để đưa ra kết luận cuối cùng.

Chấm thi THPT Quốc gia 2018: Khổ và khó - Ảnh 2

Tuy thế, năm nào cũng vậy, mặc dù công việc chấm thi được quán triệt chặt chẽ từ khâu tổ chức; diễn ra đúng quy cách, nghiêm ngặt khi thực hiện; song vẫn còn nhiều điểm bất cập, chưa thật sự đem đến công bằng cho thí sinh. Năm nay cũng thế, những lo lắng về sự lệch điểm giữa các thí sinh khi đề thi và đáp án quá mở; băn khoăn về thiếu sự đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương tiếp tục diễn ra  khi hội đồng chấm giao về cho các sở giáo dục.

Nhiều giám khảo than thở  rằng việc chấm thi dù đã tốt hơn nhiều, song hãy còn cập rập, còn tái diễn cảnh “chạy nước rút” cho xong tiến độ công việc; rằng giám khảo này, giáo viên kia là… “Thánh chấm”; rằng các giám khảo chấm hãy còn “dĩ hòa vi quý” mà thiếu sự tranh luận phản biện với nhau để tìm ra tiếng nói chung; rằng có giáo viên chấm thi mà như đang… “chạy gạo”!

Thực tế đó cho  thấy những lo lắng, băn khoăn trên là có cơ sở. Vì sự công bằng cho thí sinh,  vì công bằng trong chấm thi, xin đừng đem chuyện áo cơm ra để mà … “đùa”!

Theo Thanh niên - Kênh tuyển sinh

Điều kiện xét tuyển học bạ THPT của ĐH Đại Nam năm 2018

Điều kiện xét tuyển học bạ THPT của ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM