Tình trạng thiếu SGK nghiêm trọng trong thời gian qua đang là vấn đề nhức nhối trong dư luận và sự phản ứng việc độc quyền xuất bản sách và biên soạn sách. Vậy câu trả lời cho vấn đề này là gì? 

Lạm thu đầu năm học mới: "Câu chuyện đã quá quen thuộc với mỗi phụ huynh"

Hướng dẫn cách tạm hoãn Nghĩa vụ quân sự cho sinh viên

SGK nhiều thể loại 

Tiến sĩ Lương Hoài Nam, một doanh nhân quan tâm đến giáo dục, khẳng định việc xóa bỏ độc quyền biên soạn và phát hành sách giáo khoa (SGK) là xu hướng tất yếu.
 
Giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng SGK và không bị lệ thuộc quá nhiều vào một đơn vị cung ứng là xóa bỏ độc quyền, cho phép xuất bản nhiều bộ sách, tạo sự cạnh tranh giữa các tác giả, các nhà xuất bản (NXB) sách giáo dục để từng bước nâng cao chất lượng.
 
Câu trả lời nào cho việc độc quyền xuất bản sách
 
Ông Lương Hoài Nam cho rằng việc thực hiện nhiều bộ SGK là cách làm rất phổ biến ở nhiều nước thông qua "danh sách SGK được phê duyệt" ("Approved Textbook List", viết tắt là "ATL"). ATL là danh sách các SGK, sách bài tập của các NXB khác nhau được Bộ Giáo dục các nước phê duyệt để các nhà trường và giáo viên lựa chọn từ danh sách này cho từng môn học. Thời hạn sử dụng mỗi SGK thường là 5 năm, sau đó Bộ Giáo dục sẽ đánh giá, phê duyệt lại.
 
“Yên tâm rằng việc xóa bỏ độc quyền SGK ở VN lúc này không có gì ngược với xu thế chung của thế giới, mà là việc cấp thiết phải làm”, tiến sĩ Lương Hoài Nam nói.
 
Báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học giáo dục VN công bố cuối năm 2017 cũng cho thấy ở nhiều nước, các NXB tổ chức viết SGK trên cơ sở chương trình do nhà nước ban hành. Nhà nước đưa ra quy định về nội dung và chuẩn chất lượng SGK, cung cấp danh sách các SGK được sử dụng. Việc chọn sách để dạy do giáo viên và nhà trường quyết định.
 

Khó phá thế độc quyền của Bộ GD&ĐT 

Nghị quyết 88 của Quốc hội nêu rõ: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ tổ chức việc biên soạn một bộ SGK.
 
Trong dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, Ngân hàng Thế giới tại VN cam kết tài trợ cho VN một khoản tín dụng ưu đãi trị giá tương đương 77 triệu USD để thực hiện mục tiêu của dự án. Trong đó, kinh phí dành cho biên soạn một bộ SGK do Bộ GD&ĐT tổ chức thực hiện là 16.068.150 USD, kể cả việc biên soạn sách song ngữ (tiếng Việt - tiếng một số dân tộc thiểu số có chữ viết) của một số môn học ở tiểu học, biên soạn và thử nghiệm SGK điện tử..., cấp SGK cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn là 4,5 triệu USD.
 
Câu trả lời nào cho việc độc quyền xuất bản sách
 
Phía Bộ GD&ĐT và cơ quan thẩm tra của Quốc hội thì lý giải việc quyết định để Bộ GD&ĐT đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK đầy đủ từ lớp 1 đến lớp 12 là để chủ động được trong việc đảm bảo đủ SGK cho học sinh học tập, tránh trường hợp có những bộ hoặc cuốn SGK không có NXB nào đứng ra biên soạn và phát hành, gây bị động cho việc dạy và học ở các nhà trường.
 
   
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đã lên tiếng bày tỏ lo ngại rằng việc phá thế độc quyền biên soạn, phát hành SGK sẽ khó thực hiện được như mong muốn nếu Bộ GD&ĐT vẫn đứng ra tổ chức biên soạn SGK và được cấp kinh phí để làm việc này.
 
Nhiều chuyên gia cho rằng không thấy nước nào có nhiều bộ SGK mà Bộ GD&ĐT lại đứng ra tổ chức biên soạn SGK cả. Thứ nhất, sẽ xuất hiện tâm lý e ngại của các tổ chức, cá nhân muốn biên soạn SGK khác khi thấy Bộ đã đứng ra chủ trì việc này, việc cạnh tranh về giá cả và lựa chọn của người sử dụng sẽ không tránh khỏi bị “lép vế” trước bộ SGK của Bộ.
 
Nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục VN cũng cho rằng việc lo thiếu SGK ở một số môn nào đó có thể giải quyết bằng cách: Căn cứ vào kết quả đăng ký, xét chọn NXB và nhóm tác giả tham gia viết từng SGK, nhà nước sẽ đảm nhiệm tổ chức (hoặc chỉ định NXB nào đó) viết những cuốn SGK cần thiết cho học sinh nhưng chưa được các NXB và nhóm tác giả khác lựa chọn.

Nên giao quyền tự chủ cho các trường phổ thông

Nghị quyết của Quốc hội cũng nhấn mạnh: Bộ sách do Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn. Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ.
 
Tuy nhiên, làm thế nào để thực hiện yêu cầu mà nghị quyết này đặt ra vấn là vấn đề chưa có câu trả lời thỏa đáng. tiến sĩ Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, cho rằng nhiều bộ SGK là cần thiết và cũng nhất thiết Bộ GD&ĐT phải đứng ra thẩm định, phê duyệt SGK.
 
Câu trả lời nào cho việc độc quyền xuất bản sách
 
Tuy nhiên, làm thế nào để thực sự giao quyền lựa chọn SGK cho giáo viên vì mục tiêu cuốn sách ấy phù hợp với học sinh mà họ đang dạy, theo ông Tiến chỉ có thể làm được điều đó khi trao quyền tự chủ cho các trường phổ thông.
 
Nhà trường trao quyền tự chủ ấy cho giáo viên trong việc lựa chọn SGK chứ không phải Sở áp đặt xuống trường rồi trường lại bắt giáo viên chỉ được chọn SGK đó để dạy. Điều đó không đúng với tinh thần của một chương trình nhiều bộ SGK.

Tại Hà Nội điều chỉnh SGK tận 3 lần

Ngày 22/08, để trả lời về hiện tượng thiếu SGK một số lớp đầu cấp, ông Vũ Xuân Dương, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Hà Nội, cho biết: Đến ngày 30/05/2018, công ty đã giao số lượng 4,7 triệu bản sách (tăng 10% so với năm học trước), đáp ứng 100% nhu cầu đăng ký của học sinh, nhà trường đã đặt mua qua kênh nhà trường.
 
Từ ngày 25/06 - 17/08, trên cơ sở nhu cầu bổ sung của các đơn vị và tại nhà sách, công ty đã 3 lần điều chỉnh tăng kế hoạch nhập với tổng số 900.000 bản, trong đó SGK lớp 1, 6, 10 là 400.000 bản (tăng 35% so với năm học trước).
 
 
 
Theo Thanh niên - Kênh Tuyển Sinh