Học cách chia thì trong tiếng anh

Có khi nào các bạn ngồi ngẫm nghĩ rồi tự hỏi: Tại sao bất cứ sách ngữ pháp nào cũng có nói về cách chia thì, bất cứ chương trình học nào, cấp lớp nào cũng có dạy về chia thì.Thậm chí người ta còn in ra những cẩm nang, những "bí quyết" dùng thì.

Trên bất cứ diễn đàn tiếng Anh nào chỉ cần click vào là có nói về chia thì! Thế mà nghịch lý thay, chia thì là một trong những dạng bài tập khó nhất, học sinh "ngán" nhất. Thử xem lại 6 năm học ở phổ thông có năm nào không có chương trình về chia thì không? vậy mà học sinh lớp 12 có mấy ai dám chắc đã nắm vững về cách chia thì ? Rồi có khi nào các bm lại từ hỏi tiếp "Tại sao thầy cô họ cũng học công thức đó, cũng cách dùng đó- như mình - mà tại sao họ làm bài được? còn ta thì không! Vậy những sai lầm trong cách học chia thì ở chổ nào? Làm sao khắc phục?"

Học cách chia thì trong tiếng anh

Học cách chia thì trong tiếng anh

Thông thường ta có thói quen chia thì dựa theo dấu hiệu. Ví dụ như thấy chữ ago là thì qua khứ đơn, chữ usually thì là hiện tại đơn. Mà cách này cũng đúng thật khi ta học ở trình độ sơ cấp ( như lớp 6,7 phổ thông hiện nay ); thế là nó hình thành trong đầu ta như một qui luật. Chính điều này (áp dụng máy móc) đã làm cho ta "hư" sau này và không thể hiểu nổi nhiều trường hợp như: Tại sao gặp chữ usually mà lại chia quá khứ đơn !

Tiếp sau đây mời các em theo dõi mẫu đối thoại sau đây giữa thầy và một người lạ mặt.

Vậy làm sao bây giờ? học cách gì cho đúng ?

- Học theo cách dùng chứ không theo dấu hiệu. Vậy người ta cho dấu hiệu để làm gì?

- Chỉ để tham khảo để biết ngử cảnh mà thôi. Vậy khi gặp câu: " I always (get) up late." " thì phải ngồi đưa vào ngữ cảnh gì gì đó để chia thì à ? làm xong 10 câu như vậy chắc hết giờ luôn quá !

- Câu hỏi hay ! Thật ra đó là nguyên tắc thôi, người có kinh nghiệm luôn có 2 cách làm:

  • Cách1 : Đối với những câu dễ , đơn giản => họ chỉ cần dựa theo dấu hiệu mà làm
  • Cách 2 : đối với những câu khó, phức tạp họ mới sử dụng cách phân tích theo ngữ cảnh.

Vậy cách chia thì theo kiểu phân tích ngữ cảnh là sao? có dễ học không ? nếu nó thật sự hay và hiệu quả sao người ta không dạy?

Thứ nhất: "bài bản" xưa nay là vậy, con người có sức ý quán tính nên cứ nghỉ cái gì "theo sách" là tốt , toàn diện hết nên không có ý muốn thay đổi.

Thứ hai: Chương trình ở trường có giáo án hết , tiết nào dạy thì gì, nên khó mà thay đổi được. Mà dạy từ từ theo kiểu đơn giản như vậy thì học sinh hiểu và làm bài được ngay, kết quả thấy liền nên thầy, cô thường chọn theo cách này cho nhẹ.( hiểu, nhưng là hiểu theo kiểu thầy bói xem voi, không tổng hợp được)

Thứ ba : Phương pháp này phải nói là hơi khó tiếp thu, đòi hỏi phải giảng rất kỹ, mất nhiều thời gian ( nhưng hiểu rồi là ngon lành, xài hoài luôn). Vậy bạn không là giáo viên hay sao mà không cần giáo án, bạn từng dạy ai cách này chưa? kết quả thế nào?

Ghê thật ! hình như bạn còn là công an nữa thì phải ! điều tra ghê thiệt, câu hỏi lại sắc như dao ấy, lại "soi mói đời tư" người ta nữa chứ. Giáo viên ở trường, trung tâm thì không nhưng dạy thì có. Hìhi, ưu điểm chổ này đây. Dạy theo kiểu tài tử, yêu thích là chính nên không bị áp lực gò bó, tha hồ thử nghiệm.

Bạn từng dạy ai cách này chưa?

Dạy cách này không đó chứ!

Kết quả thế nào?

Kết quả 10 người thì hết 8 thành công, còn 2 người kia thì tiếp thu không vô nổi vì trình độ yếu, đành phải học theo cách truyện thống ( nhưng cũng hơn những ngưoi không học phương pháp này vì dù sao cũng đã được học qua "nội công tâm pháp" chánh tông của cucku )

Tìm hiểu phương pháp chia thì theo sơ đồ

Phương pháp chia thì theo sơ đồ là một phương pháp mới đòi hỏi các em phải tập cho quen mới có thể làm nhanh được. Nhìn vào sơ đồ các em có thể thấy mũi tên theo chiều đứng là biểu thị cho cột mốc thời gian lúc hiện tại, mũi tên chiều ngang là biểu thị cho quá trình thời gian từ quá khứ cho đến tương lai, phía bên trái là khu vực những chuyện đã xảy ra rồi, bên phải là khu vực những chuyện chưa xảy ra.

Cách làm như sau:

Khi gặp một câu về chia thì ta xem xét xem hành động trong đó thuộc khu vực nào trong 3 khu vực sau:

  • Xãy ra suốt quá trình thời gian
  • Xảy ra rồi
  • Đang xảy ra trước mắt
  • Chưa xảy ra

Nếu ta thấy hành động đó lúc nào cũng có, lúc trước cũng có, sau này cũng có, nói chung là trên biểu đồ thời gian chỗ nào cũng có nó thì ta phân loại chúng vào nhóm Xảy ra suốt quá trình thời gian, và ta chia thì hiện tại đơn cho nhóm này.

Nếu ta thấy hành động đó đã xãy ra rồi thì ta xếp chúng vào nhóm - Xảy ra rồi , nhóm này được biểu thị ở khu vực bên trái của sơ đồ gồm các thì sau : quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành, hiện tại hoàn thành

- Đã hoàn tất có thời gian xác định: quá khứ đơn

-  Đã hoàn tất không có thời gian xác định : hiện tại hoàn thành

- Có trước - sau : quá khứ hoàn thành cho hành động trước và quá khứ đơn cho hành động sau.

Nếu ta thấy hành động đó đang xảy ra trước mắt, ta xếp vào nhóm Đang xảy ra trước mắt và dùng hiện tại tiếp diễn. Nếu ta thấy hành động đó chưa xảy ra rồi thì ta xếp chúng vào nhóm - Chưa xảy ra. Nhóm này nằm khu vực bên phải sơ đồ : Nếu có 2 hành động trước -sau thì hành động xảy ra trước dùng tương lai hoàn thành, hành động xảy ra sau dùngtương lai đơn. Lưu ý nếu trước mệnh đề có chữ "khi" ( when, as, after, before, by the time...) thì không được dùng will

Đâu thầy trò mình ứng dụng thử vài câu xem sao nhé

Ví dụ 1:

When  a child, I usually (walk) to school.

Câu này nếu học vẹt, thấy usually thì vội chia hiện tại đơn là tiêu. Phân tích coi sao: when a child ( khi tôi còn nhỏ) vậy là chuyện xảy ra rồi =>Nếu làm trắc nghiệm thì các em loại hết các thì bên phải sơ đồ (các thì  tương lai, hiện tại), không có ý nói trước- sau nên loại luôn quá khứ hoàn thành, chỉ còn lại hiện tại hoàn thành và quá khứ đơn thôi. Thấy có thời gian xác định ( when a child) nên dung quá khứ đơn - xong

Ví dụ 2: When I came, he ( already go) for 15 minutes.

Câu này cũng vậy, nếu làm theo thói quen  thấy already cứ chí hiện tại hoàn thành là sai. Phải xem xét 2 hành động, khi tôi đến, anh ta đã đi rồi=> 2 hành động trước sau => hành động xãy ra trước chia quá khứ hoàn thành => had already gone.

Tóm tắt về cách dùng 12 thì trong tiếng anh

1. Hiện tại đơn:

* Cấu trúc:
(+) S + V/ V(s;es) + Object...
(-) S do/ does not + V +...
(?) Do/ Does + S + V
* Cách dùng:
_ Hành động xảy ra ở hiện tại: i am here now
_ Thói quen ở hiện tại: i play soccer
_ Sự thật hiển nhiên;Chân lí ko thể phủ nhận: the sun rises in the east
* Trạng từ đi kèm: always; usually; often; sometimes; occasionally; ever; seldom; rarely; every...

Cách chia số nhiều:

Ở thể khẳng định của thì hiện tại đơn, "động từ thường" được chia bằng cách:
-Giữ nguyên hình thức nguyên mẫu của động từ khi chủ ngữ là "I / You / We / They và các chủ ngữ số nhiều khác"
-Thêm "s" hoặc "es" sau động từ (Vs/es) khi chủ ngữ là "He / She / It và các chủ ngữ số ít khác"
+Phần lớn các trường hợp thì động từ khi chia với chủ ngữ số ít đều được thêm "s", ngoại trừ những từ tận cùng bằng "o,x, ch, z, s, sh" thì ta thêm "es" vào sau động từ.
+Khi động từ tận cùng là "y" thì đổi "y" thành "I" và thêm "es" vào sau động từ

Cách phát âm s,es:

/iz/: ce, x, z, sh, ch, s, ge
/s/: t, p, f, k, th
/z/:không có trong hai trường hợp trên

2. Hiện tại tiếp diễn:

* Cấu trúc:
(+) S + is/am/are + Ving
(-) S + is/am/are not + Ving
(?) Is/Am/ Are + S + Ving
* Cách dùng:
_ Đang xảy ra tại 1 thời điểm xác định ở hiện tại
_ Sắp xảy ra có dự định từ trước.
_ Không dùng với các động từ chi giác như: SEE; HEAR; LIKE; LOVE...
* Trạng từ đi kèm: At the moment; at this time; right now; now; ........

3. Hiện tại hoàn thành:

* Cấu trúc:
(+) S + have/has + PII
(-) S + have/has not + PII
(?) Have/ Has + S + PII
* Cách dùng:
_ Xảy ra trong qúa khứ, kết quả liên quan đến hiện tại.( Nhấn mạnh đến kết quả của hành động)
* Trạng từ: just; recently; lately; ever; never; already; yet; since; for; so far; until now; up to now; up to present..

4. Hiện tại hoàn thành tiếp diễn:

* Cấu trúc:
(+) S + have/has been + Ving
(-) S + have/has been + Ving
(?) Have/Has + S + been + Ving
* Cách dùng:
_ Xảy ra trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại và có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai. ( Nhấn mạnh tính liên tục của hành động)
* Trạng từ đi kèm: just; recently; lately; ever; never; since; for….

5. Quá khứ đơn:

* Cấu trúc:
(+) S + Ved/ PI-cột 2 trong bảng Động từ bất quy tắc.
(-) S + didn’t + V
(?) Did + S + V
* Cách dúng:
_ Xảy ra và chấm dứt hoán toàn trong quá khứ.
_ Nhiều hành động xảy ra liên tiếp trong quá khứ.
_ Trong câu điều kiện loại 2.
* Trạng tù đi kèm: Yesterday; the day before yesterday; ago; already; last; in + mốc thời gian trong quá khứ.

Cách đọc ed: /id/: t,d
/t/: c, ch, s, f, k, p x, sh
/d/: các trường hợp còn lại

6. Quá khứ tiếp diễn:

* Cấu trúc:
(+) S + was/ were + Ving
(-) S + was / were not + Ving.
(?) Was/ Were + S + Ving.
* Cách dùng:
_ Các hành động xảy ra tại 1 thời điểm xác định trong quá khứ
_ Nhiều hành động xảy ra đồng thời trong quá khứ.
_ 1 hành động đang xảy ra 1 hành động khác xen vào: hành động đang xảy ra dùng QKTD; hành động xen vào dùng QKĐ.
* Từ nối đi kèm: While; when.

7. Quá khứ hoàn thành:

* Cấu trúc:
(+) S + had + PII
(-) S + had not + PII
(?) Had + S + PII
*Cách dùng:
_ Một hành động xảy ra trước 1 hành động khác trong QK ( hành động xảy ra trước dùng QKHT; hành động xảy ra sau dùng QKĐ)
_ Hành động xảy ra trước 1 thời điểm xác định trong quá khứ.
_ Trong câu điều kiện loại 3.
* Trạng từ đi kèm: before; after; when; while; as soon as; by(trước); already; never; ever; until...

8. Quá khứ hoàn thành tiếp diễn (ít dùng):

* Cấu trúc:
(+) S + had been + Ving
(-) S + hadn’t been + ving
(?) Had + S + been + Ving
* Cách dùng:
_ Chỉ hành động đã và đang diễn ra và có thể hoàn tất trước 1 hành động khác trong quá khứ ( nhấn mạnh đến tính liên tục của hành động)
* Trạng từ: before; after; when; while; as soon as; by(trước); already; ever; until…

9. Tương lai đơn:

* Cấu trúc:
(+) S + will/ shall + V (will ngày nay có thể dùng với tất cả các
(-) S + will/ shall not + V ngôi nhưng shall dùng với “ I” và “WE” )
(?)Will / Shall + S + V
* Cách dùng:
_ Sắp xảy ra trong tương lai không có dự định trước.
_ Câu yêu cầu; đề nghị; lời hứa; dự đoán cho tương lai.
_ Trong câu điều kiện loại 1.
* Trạng từ: tomorrow; the day after tomorrow; next; in + thời gian ở tương lai…

Tương lai gần:

* Cấu trúc:
(+) S + is/am/are + going to + V
(-) S + is/am/ are not + going to + V
(?)Is/Am/ Are + S + going to + V
* Cách dùng:
_ Sắp xảy ra trong tương lai có dự định trước.
_ Chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai theo 1 tình huống cho trước.
* Trạng từ: tomorrow; the day after tomorrow; next; in+ thời gian ở tương lai…

10. Tương lai tiếp diễn:

* Cấu trúc:
(+) S + will / shall + be + Ving
(-) S + will / shall not + be + Ving
(?) Will / Shall + S + be + Ving
* Cách dùng:
_ Đang xảy ra tại thời điểm xác định trong tương lai.
_ Nhiều hành động xảy ra đồng thời trong tương lai.
* Trạng từ: các trạng từ như trong tương lai đơn; nhưng phải dựa vào từng hoàn cảnh cụ thể để chia thì.

11. Tương lai hoàn thành

* Cấu trúc:
(+) S + will / shall + have + PII
(-) S will/ shall not + have + PII
(?) Will / Shall + S + have + PII
* Cách dùng:
_ Một hành động xảy ra trước 1 hành động khác trong tương lai.
_ Một hành động xảy ra trước 1 thời điểm xác định trong tương lai.
* Trạng từ: By the time; By + mốc thời gian trong quá khứ.

12.Tương lai hoàn thành tiếp diễn:

* Cấu trúc:
(+) S + will have been + Ving
(-) S + won’t have been + Ving
(?) (How long) + will + S + have been + Ving
*Cách dùng:
_ Kết hợp với mệnh đề thời gian ( by the time + thì hiện tại đơn )
_ Diễn tả hành động đã và đang xảy ra và có thể hoàn tất trước 1 hành động khác trong tương lai.
* Dấu hiệu nhận biết: By the time + mệnh đề thời gian ở thì hiện tại; by + ngày/ giờ.


Trên đây chỉ là những cách dùng cơ bản nhất của 12 thì trong tiếng anh,qua đây các bạn sẽ có cái nhìn tổng thể nhất về 12 thì,vì bài cũng khá dài nên ad không đăng thêm ví dụ nữa.Tuy nhiên đây không phải là mấu chốt để có thể làm tốt bài tập chia động từ.