Các ngành công nghệ thông tin, nhà hàng - khách sạn, dịch vụ du lịch lữ hành, logistics luôn có tỉ lệ thí sinh đăng ký cao trong những năm qua.

Tuyển sinh 2020: ĐH Nguyễn Tất Thành bổ sung 4 ngành hot

Tuyển sinh đại học 2020 các Trường tung ra nhiều ngành mới

Theo thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin - truyền thông của của ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cho hay, nhóm ngành máy tính - công nghệ thông tin là có nguyện vọng xét tuyển đại học cao. Lý do xuất phát cũng từ tính ứng dụng thực tiễn, nhu cầu cầu cao của xã hội khi xã hội đang phát triển trong giai đoạn cách mạng 4.0 trong những chuyển môn về khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn thông tin. Những mảng này các doanh nghiệp hiện nay đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ.

Cũng theo ông, trong các trường đại học thuộc khối ĐHQG TP.HCM một số ngành nghề cũng được đông đảo sinh viên theo học như Quan hệ quốc tế, Du lịch, Điện tử - viễn thông, Tự động hóa...

Một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phần mềm, ông Khúc Trung Khiên cho biết lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn giữ được độ hot trong những năm tới. Nhu cầu tuyển dụng đi đôi với tốc độ phát triển, đáng chú ý là công ngiệp phần mềm/xuất khẩu phần mềm có yêu cầu số lượng lớn nguồn nhân lực có tay nghề.

Một ngành đào tạo khác những năm gần đây cũng được nhiều người quan tâm vì dự đoán có nhiều cơ hội ngành nghề trong tương lai là Logistics.

Các ngành Công nghệ thông tin, Du lịch vẫn chưa hết hot   - Ảnh 1

Ngành logistic được dự đoán sẽ phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai

Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế TP.HCM chia sẻ: “Đó là một lĩnh vực đang rất phát triển, trong khi đào tạo chính quy tại trường ĐH, CĐ lại chỉ mới được thực hiện trong vài năm nay. Đó là chưa kể số lượng trường có đào tạo ngành này rất ít. Phải rất lâu nữa chúng ta mới có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực thực tế”. Tuy nhiên, trường chỉ có 50 chỉ tiêu cho ngành học này vào năm 2020, dự là không đủ đáp ứng với nhu cầu người học và nhu cầu thực tế hiện nay.

Phía trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Tiến sĩ Trần Thiện Lưu nhận định rằng ngành logistics vùng biển gần đây nhận được sự quan tâm và sự đầu tư của Chính phủ nên hiện nay nguồn nhân lực đang được chú ý. 

Hiện do nhu cầu tuyển dụng logistics rất lớn nhưng các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành liên quan không cung cấp đủ nguồn nhân lực đáp ứng chuyên môn nên các doanh nghiệp  phải tự tổ chức đào tạo lại nguồn lao động không có hoặc chưa đủ trình trình độ.

Theo thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, trên địa bàn hiện có khoảng 4.000 doanh nghiệp lớn bé đang hoạt động trong ngành dịch vụ logistics, vì vậy rất cần đủ số nhân lực đạt yêu cầu để đáp ứng cho ngành nghề này.

Theo Tuổi trẻ