Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM đã gửi báo cáo lên Bộ Văn hóa - thể thao & du lịch và UBND TP.HCM về chương trình dạy và học bơi an toàn cho HS phổ thông

> Môn học kỹ năng sống đã thực sự hiệu quả?

> Khai giảng chương trình chống đuối nước cho trẻ em 2015 

Khi mùa hè đến là nỗi lo nguy cơ đuối nước ở trẻ em ngày một cao. Hơn nữa, Việt Nam lại là đất nước có nhiều biển, sông, suối, ao hồ nên bơi lội chính là một kỹ năng sinh tồn thiết yếu. 

Bơi lội không chỉ là kỹ năng tự bảo vệ, tự cứu bản thân khỏi hiểm nguy mà còn mang lại nhiều lợi ích phát triển sức khỏe về thể chất cả tinh thần của người tham gia môn thể thao này. 

Bơi lội cần sớm được đưa vào môn học chính khóa ở phổ thông - Ảnh 1Phòng chống đuối nước ở trẻ em, học sinh phổ thông

Vào thời điểm 2019, chưa ghi nhận trường hợp đuối nước ở trẻ em trên địa bàn TP.HCM. Hiện tại thành phố có hơn 300 hồ bơi, trong đó có 90 hồ bơi được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh để phục vụ cho tập luyện bơi lội.

Nhằm khuyến khích môn bơi lội đến với mọi người nhiều hơn, Sở Văn hóa và Thể thao HCM đã kiến nghị đưa bội lội trở thành môn học trong chương trình chính khóa ở phổ thông, đặc biệt là cấp I, bắt đầu từ lớp 3 trở đi.

Thực tế, có nhiều trường học không có điều kiện xây dựng hồ bơi nên việc xem xét áp dụng hồ bơi di động, hồ bơi kiểu lắp ghép để thay thế, tạo điều kiện tốt nhất cho cả phía trường và học sinh. Vì thế, các quy định về cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo cho phương thức thay thế này cần được quy định rõ.

Để thực hiện đúng công tác bơi lội an toàn trong quá trình dạy và học, công tác quản lý hoạt động bể bơi cần được sát sao, luôn có lực lượng cứu hộ viên túc trực, cứu người và hướng dẫn trong nhiều trường hợp khi có người tham gia bơi lội, tập luyện. 

Sở cũng nói thêm về việc áp dụng cấp giấy chứng nhận cho người bơi được trên 25m và khi đưa môn bơi lội vào chương trình phổ thông thì những tiêu chuẩn và giấy chứng nhận bơi cho học sinh cần được nêu cụ thể.

 Theo Tuổi trẻ