Kỳ thi THPT quốc gia 2018 là chủ đề nóng nhất tại hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 diễn ra ngày 02/08, với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Mất dữ liệu gốc tại Sơn La, thí sinh có phải thi lại?

Kết quả phúc khảo của một số tỉnh: "Từ 3 điểm lên 9 điểm"

Nhiều kẽ hở trong kỳ thi 

Tại hội nghị, đánh giá về kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận đề thi chưa thật sự phù hợp. Trong đề thi có những câu hỏi có độ khó cao nhằm mục đích phân hóa kết quả thi của thí sinh nhưng điều này làm cho đề thi năm nay khó hơn đề thi các năm trước.

Bộ trưởng Nhạ cũng cho rằng phần mềm chấm trắc nghiệm đã được hoàn thiện một bước, cơ bản đáp ứng yêu cầu chấm thi. Dù vậy, còn có những kẽ hở trong bảo mật dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi.

Ông thừa nhận trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi, vai trò giám sát của Bộ GD&ĐT trong tất cả các khâu tổ chức thi tại địa phương cũng như trách nhiệm của địa phương trong việc tổ chức thi chưa thật sự đầy đủ, còn để xảy ra tình trạng tiêu cực và gian lận có tổ chức tại một số hội đồng thi, gây tâm lý lo ngại trong học sinh và dư luận xã hội.

 

Bộ GD&ĐT rút kinh nghiệm, rồi sao nữa?

Từ những sự cố gian lận điểm thi vừa qua ở Hà Giang, Sơn La…, lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định sẽ tiếp tục hoàn thiện kỳ thi THPT quốc gia, khắc phục tình trạng chạy theo thành tích trong giáo dục, giảm áp lực cho học sinh, gia đình và xã hội.

Cụ thể hơn, sẽ tiếp tục bổ sung ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở để xây dựng đề thi đáp ứng tốt hơn mục đích, yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia; hoàn thiện phần mềm chấm thi theo hướng tăng cường tính bảo mật, ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong chấm thi; cải tiến phương thức tổ chức chấm thi tập trung theo các cụm; tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò giám sát, thanh - kiểm tra của Bộ GD&ĐT và trách nhiệm đối với các hội đồng thi.

Bộ GD&ĐT "nhận trách nhiệm và rút kinh nghiệm"

Phát biểu tại hội nghị, hầu hết các đại biểu đều cho rằng nên giữ kỳ thi THPT quốc gia nhưng phải khắc phục những kẽ hở trong chấm thi, đưa ra giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn gian lận, thay đổi điểm số của thí sinh.

Ông Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, chia sẻ điểm đầu vào trường ĐH rất quan trọng, vì thế để bảo đảm nguồn tuyển sinh đầu vào cho các trường, Bộ GD&ĐT cần làm tốt hơn về khâu ra đề thi. Theo ông Đạt, đề thi cần bảo đảm có sự phân hóa trình độ của thí sinh để các trường dựa vào đó chọn lọc thí sinh.

 

Bộ GD&ĐT rút kinh nghiệm, rồi sao nữa?

Bộ phận ra đề cần rút kinh nghiệm về phổ điểm để ra đề thi, tránh năm nay khó, năm sau dễ rồi lại thay đổi. Ngoài ra, khâu coi thi không thể không có vai trò của các trường ĐH. Công tác chấm thi cần tổ chức chấm chéo, có sự cải tiến về công nghệ thông tin nhằm bảo đảm an toàn, nghiêm túc và chống gian lận.

Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, góp ý cần bổ sung, nghiên cứu những thiếu sót, kẽ hở để tổ chức thi tốt hơn. Đại diện Sở GD&ĐT TP Cần Thơ cũng cho rằng Bộ GD&ĐT cần có biện pháp khắc phục những bất cập trong kỳ thi 2018 theo đúng yêu cầu để lấy lại niềm tin trong nhân dân.

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh vi phạm trong kỳ thi quốc gia năm 2018 là sự cố ý, lợi dụng sơ hở pháp luật của một số người, là những lỗ hổng trong việc tổ chức thi ở những vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, Bộ GD&ĐT phải sớm rút kinh nghiệm, có phương án đấu tranh phòng ngừa nhưng không nên có phương án thay đổi quá lớn.

Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về việc đề thi quá khó và nhiều kẽ hở trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018

Sau vụ gian lận chấn động tại Sơn La, phát hiện đường dây mua điểm

Theo Người lao động - Kênh Tuyển Sinh