1. Dành đủ thời gian cho việc học

Đừng bao giờ “bỏ quên” kỳ thi cho đến tận những ngày cuối cùng mà hãy lập ngay cho mình một thời khóa biểu phù hợp. Viết cụ thể những môn thi và ngày thi để lên kế hoạch ôn luyện hàng ngày. Đồng thời biết cách cân bằng thời gian và tâm trí của mình đối với từng môn học, nhất là khi bạn muốn dành những khung thời gian học khác nhau cho mỗi môn học.

2. Sắp xếp lại không gian học tập

Hãy chắc chắn là bạn có đủ không gian để thoải mái “bày bừa” các loại sách vở và tài liệu mà không khiến chúng rối tung lên. Bạn cũng nên sắp xếp giáo trình theo từng môn học để có thể tìm thấy sách ngay khi bạn cần đến.

3. Lập sơ đồ thực hiện

Sơ đồ này cũng gần giống với một brain-storming – sơ đồ tư duy, nhưng thay vì “vẽ” ra những ý tưởng mới mẻ, bạn hãy viết tất cả mọi nội dung bạn cần biết về vấn đề đó bằng những ý chính ngắn gọn, súc tích nhất. Bằng cách này, khi kỳ thi bắt đầu, bạn chỉ cần 5 phút để ghi nhớ những nội dung chính và triển khai nó trong đầu mình.

4. Ôn lại bài kiểm tra cũ

Bạn cũng nên nhớ lại các bài kiểm tra trong những kỳ thi trước để hình dung các dạng câu hỏi thường gặp, từ đó xây dựng dàn ý, cách trình bày các vấn đề lớn – nhỏ một cách logic và dành thời gian thích hợp cho các vấn đề đó trong điều kiện thời gian bị hạn chế của kỳ thi. (Xem hướng dẫn tra cứu điểm thi đại học 2013)

5. Tập “trả bài” cho người khác

Bố mẹ, anh chị em hay những người thân quen chắc chắn sẽ không cảm thấy khó chịu nếu bạn cần giúp đỡ. Hãy thuyết phục để họ dành thời gian nghe bạn “truy bài” và trả lời câu hỏi. Nếu bạn cảm thấy có đôi chút khó khăn để trình bày thì có lẽ bạn cần học lại bài cho thật kỹ. Tuyệt đối đừng để mình rơi vào tình trạng lười học suốt ngày cho đến khi nhận ra mình chẳng nhớ một chữ nào thì đã muộn!

6. Chăm chỉ học nhóm

Bạn đang sống trong một xã hội hòa nhập, và vì thế, đừng thu mình vào vỏ ốc mỗi khi kỳ thi đến. Hãy chăm chỉ học nhóm với nhóm bạn đáng tin cậy, các bạn sẽ có điều kiện để cùng ôn bài, tự hỏi – tự trả lời cho nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

7. Nghỉ ngơi

Không nên bắt mình ngồi ôm quyển sách 24/24 giờ một ngày. Kể cả khi bạn đang tập luyện cho cuộc thi chạy maratong, bạn cũng sẽ không thể chạy liên tục trong 24 tiếng đồng hồ được. Nghỉ ngơi cũng là một cách cho não bạn tái tạo khả năng làm việc và xua tan căng thẳng, mệt mỏi. Thay vào đó, hay tự vẽ nên “con đường học” phù hợp với chính bạn. Nếu bạn cảm thấy linh hoạt nhất vào buổi sáng, hãy dậy sớm học bài rồi ăn cơm trưa. Sau đó nghỉ ngơi hoặc làm gì đó một chút vào buổi trưa và tiếp tục học bài vào buổi chiều, buổi tối.

Đồng thời, bạn cũng không nên tự cảm thấy có lỗi hay áy náy vì đã xả hơi một lúc ngoài trời. Đừng quên vitamin D là vi chất có ích cho não bộ của bạn làm việc hoàn hảo.

8. Ăn đủ chất

Thực đơn tốt cho những ngày thi chính là tránh xa các loại đồ ăn nhanh và tích cực tiêu thụ những loại quả hạch. Các loại quả hạch sẽ giúp bạn duy trì vóc dáng cân đối cũng như cung cấp dưỡng chất quan trọng cho não bộ hoạt động.  Kể cả trong khi bạn ngồi học, cơ thể bạn vẫn cần được cung cấp năng lượng, nên không có lý do gì mà quên bồi dưỡng cho mình những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: cá, quả hạch, sữa chua và quả mâm xôi.

9. Uống nhiều nước

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ cho não bộ làm việc tốt nhất thì bạn cũng đừng quên uống nước thường xuyên, đặc biệt là khi kỳ thi của bạn rơi vào những ngày hè nắng oi ả.

10. Suy nghĩ tích cực

Không nên quá lo lắng hay có những cảm xúc tiêu cực trước và trong quá trình ôn tập. Thay vì cứ rối tung rối mù thì bạn hãy bình tâm, tự sắp xếp lại thời gian, sách vở và lên kế hoạch ôn thi cho mình ngay lập tức. Những lo lắng, bối rối thái quá không những có thể tác động xấu đến việc học mà còn có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý làm bài của bạn.

 

Bạn cần biết thêm về:

Tỉ lệ chọi 2013 của các trường đại học sớm nhất

Hướng dẫn cách tra cứu điểm chuẩn đại học

 

Kenhtuyensinh

Tổng hợp