Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM bác bỏ thông tin cho rằng trường này đã thu hồi 269 bằng thạc sĩ.

Thí sinh nào được tuyển thẳng vào đại học năm 2022?

Thí sinh nào được tuyển thẳng vào đại học năm 2022?

Trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học năm 2022 thì sẽ có một số trường hợp được tuyển thẳng. Vậy thí sinh ở tình huống nào sẽ được? Hãy cùng Kênh tuyển sinh tìm...

1. Đề nghị thu hồi 269 bằng thạc sĩ

Ngày 24-6, PGS-TS Lê Hiếu Giang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM đã ký thông cáo báo chí có thông tin về “Đề nghị thu hồi 269 bằng thạc sĩ” mà một số báo đài đã thông tin.

Thông cáo của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đề cập đến việc trả lời báo chí, bà Nguyễn Thị Lại Giang, Phó Phòng Tổ chức hành chính, nói những thông tin như: "4 năm qua, đã có 269 người được cấp bằng thạc sĩ trong khi chưa đủ điều kiện thậm chí còn chưa đóng học phí"; "trường này lại mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn cho các học viên chưa trúng tuyển thạc sĩ, chuyển điểm cho một số học viên học lớp này sang chương trình đào tạo thạc sĩ, học một đằng được cấp bằng một nẻo"; "Sai phạm từ nhiều năm trước, các cá nhân làm sai đã bị xử lý nhưng hậu quả đến lúc này mới bộc lộ: 269 thạc sĩ được cấp bằng sai quy định không biết đã dùng bằng cấp ấy để làm những gì".

Bác bỏ thông tin thu hồi 269 bằng thạc sĩ tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM - Ảnh 1

Bác bỏ thông tin thu hồi 269 bằng thạc sĩ tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM khẳng định những thông tin trên là sai sự thật và việc ông Nguyễn Trường Thịnh (phụ trách trường đến hết ngày 23-6- PV) cùng cô Nguyễn Thị Lại Giang cung cấp thông tin chưa được sự đồng ý của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường. Việc đưa thông tin sai sự thật nêu trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của trường. Tất cả các học viên được cấp bằng thạc sĩ đều đủ điều kiện tốt nghiệp; các học viên đều có quyết định trúng tuyển, hoàn thành toàn bộ chương trình học, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà trường, thực hiện đầy đủ các chuyên đề và luận văn tốt nghiệp, bảo vệ thành công luận văn, và có quyết định tốt nghiệp. 

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho biết việc chuyển điểm các môn học bồi dưỡng sau ĐH là chủ trương chung của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM và đã được thực hiện từ năm 2007 cho đến nay, được quy định trong quy chế đào tạo thạc sĩ của nhà trường. 

2. Trường khẳng định không thu hồi bằng thạc sĩ

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM khẳng định trường này không thu hồi 269 bằng thạc sĩ, đồng thời nhấn mạnh kết luận 611 của Thanh tra Bộ GD-ĐT ngày 25.6.2021 cũng không yêu cầu thu hồi bằng cấp. Đây là nội dung trong một văn bản của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM do PGS-TS Lê Hiếu Giang, Phó hiệu trưởng phụ trách trường, đã ký.

Động thái này diễn ra sau khi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM hôm 22.6 cho biết đã nhận được thông tin cho rằng "trường đã thu hồi 269 bằng thạc sĩ đã cấp phát cho người học có thực hiện chuyển điểm". Cụ thể, theo thông tin nhận được, một cán bộ Phòng Tổ chức hành chính cho rằng: "4 năm qua đã có 269 người được cấp bằng thạc sĩ trong khi chưa đủ điều kiện thậm chí còn chưa đóng học phí. Trường mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn cho các học viên chưa trúng tuyển thạc sĩ, chuyển điểm cho một số học viên học lớp này sang chương trình đào tạo thạc sĩ, học một đằng được cấp bằng một nẻo. Sai phạm từ nhiều năm trước, các cá nhân làm sai đã bị xử lý nhưng hậu quả đến lúc này mới bộc lộ: 269 thạc sĩ được cấp bằng sai quy định không biết đã dùng bằng cấp ấy để làm những gì…".

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM khẳng định thông tin trên là sai sự thật, đồng thời nhấn mạnh tất cả học viên được cấp bằng thạc sĩ đều đủ điều kiện tốt nghiệp. Các học viên đều có quyết định trúng tuyển, hoàn thành toàn bộ chương trình học, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà trường, thực hiện đầy đủ các chuyên đề và luận văn tốt nghiệp, bảo vệ thành công luận văn và có quyết định tốt nghiệp. Đồng thời, nhà trường khẳng định không có một buổi họp nào bàn về vấn đề thu hồi 269 bằng thạc sĩ.

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng nêu rõ, kết luận 611 của Thanh tra Bộ GD-ĐT ngày 25.6.2021 chỉ yêu cầu trường chấm dứt cho phép học viên học lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn được chuyển điểm khi trúng tuyển chương trình thạc sĩ, không có nội dung nào yêu cầu thu hồi bằng cấp.

Về vấn đề chuyển điểm các môn học bồi dưỡng sau ĐH, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết đây là chủ trương chung của trường và đã được thực hiện từ năm 2007 cho đến nay, được quy định trong quy chế đào tạo thạc sĩ của trường.

Còn về vấn đề chuyển đổi tín chỉ, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết đã có phương án để giải quyết trên quan điểm đảm bảo quyền lợi của người học, tuân thủ quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ GD-ĐT ban hành theo thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30.8.2021. Thông tư này cho phép công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ (điều 4) rất phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

3. Kết luận thanh tra của Bộ GD-ĐT nói gì về việc chương trình bồi dưỡng sau ĐH?

Trong kết luận 611, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã chỉ ra một nội dung liên quan đến lớp bồi dưỡng sau ĐH. Cụ thể, theo báo cáo của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, tổng số học viên tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn từ năm 2018 - 2020 là 905 người. Trong số học viên đã trúng tuyển chương trình đào tạo thạc sĩ sau khi tham gia lớp học bồi dưỡng là 851 người, số học viên đã được chuyển điểm là 337 người, với 9.366 tín chỉ.

Việc trường mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn thuộc quyền tự chủ và xuất phát từ nhu cầu người học. Tuy nhiên, Thanh tra Bộ GD-ĐT kết luận việc cho học viên hoàn thành chương trình học nêu trên được chuyển điểm khi học chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của trường là không có cơ sở pháp lý vì 2 lý do dưới đây:

Lý do thứ nhất, điều 12 văn bản 219 của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM về hướng dẫn thực hiện Quy chế đào tạo thạc sĩ có quy định đối tượng được miễn học và miễn thi học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ là người có chứng chỉ môn học sau ĐH hoặc chứng chỉ tương đương với học phần trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ. Tuy nhiên, việc tổ chức học và cấp chứng chỉ bồi dưỡng sau ĐH được thực hiện theo Quyết định 190a của trường đã bị bãi bỏ bởi Quyết định số 1010a do hiệu trưởng trường ban hành.

Lý do thứ hai, kết luận thanh tra số 01 năm 2018 của Thanh tra Bộ GD-ĐT đã yêu cầu trường chấm dứt việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng sau ĐH không đúng quy định tại thông tư 19/2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, THPT, giáo dục ĐH và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân; không sử dụng để miễn giảm các môn học cho học viên trong chương trình đào tạo thạc sĩ.

> Có nên duy trì kỳ thi học sinh giỏi cấp THCS?

> Cần Thơ công bố điểm chuẩn vào 10 năm 2022

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp