15 ứng dụng sinh viên du học Mỹ cần có để thích ứng cuộc sống tốt hơn
1. Google Maps: Google Maps là một trong những ứng dụng bản đồ tốt nhất hiện có, đảm bảo bạn có được đến nơi cần đến đúng giờ. Ngay cả khi bạn đến trường bằng xe đạp, Google Maps cũng sẽ hiển thị các tuyến đường xe đạp, vô cùng tiện lợi. Trong trường hợp không muốn sử dụng dữ liệu di động thì bạn vẫn có thể dùng các phiên bản offline.
2. Google Translate: Dẫu bạn có thông thạo tiếng Anh đến đâu thì vẫn sẽ có lúc ú ớ vì chỉ nhớ ra cách viết từ vựng đó trong tiếng mẹ đẻ. Khi đó, Google Transalte sẽ phát huy tác dụng của mình. Tương tự, đây cũng là công cụ mà bạn cần tìm tới khi muốn gây ấn tượng với một ai đó bằng tiếng Latin hoặc tiếng Afrikaans (chẳng hạn như khi muốn viết “Happy Birthday” bằng tiếng mẹ đẻ của bạn bè nước ngoài). Ngoài ra, bạn cũng có thể “dịch” từ chữ viết tay của một số ngôn ngữ, cho phép người dùng hiểu được ngôn ngữ nước ngoài qua một hình vẽ được thực hiện bằng các đầu ngón tay chẳng hạn.
3. Venmo: Khi đi chơi cùng bạn bè, có lúc bạn sẽ rơi vào những tình huống khó xử do quên mang theo tiền hay chưa có sẵn tiền để trả. Khi đó, bạn sẽ phải nhờ đến bạn bè. Để giúp bạn ghi nhớ “khoản nợ” này, Venmo là một ứng dụng cho phép người dùng trả tiền bạn bè một cách nhanh chóng và đơn giản. Tất cả những gì bạn cần làm là đưa thông tin thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng của bạn trên ứng dụng. Khi muốn trả lại một người bạn, bạn chỉ cần nhấp vào nút "thanh toán mới" ở phía trên bên phải, chọn người bạn muốn trả tiền và số tiền và thêm một mô tả ngắn về việc thanh toán là xong.
Những ứng dụng du học sinh Mỹ cần có khi sinh sống và học tập tại Mỹ
4. Converter +: Chênh lệch tỷ giá, khí hậu… là thử thách rất lớn đối với các sinh viên quốc tế khi di chuyển đến một đất nước mới. Những thay đổi này bao gồm các vấn đề về nhiệt độ, chiều dài, trọng lượng, và tiền tệ. Do đó, công cụ Converter + được ra đời với mục đích giúp cho việc chuyển đổi, so sánh vận tốc, khối lượng, tiền tệ... của bạn được nhanh chóng hơn.
5. LINE: Nói lời tạm biệt với những người bạn cũ luôn là khó khăn, và điều quan trọng là phải giữ liên lạc. Bên cạnh Viber, Skype… LINE một ứng dụng truyền thông cho phép bạn gửi tin nhắn và gọi điện cho người khác, miễn phí.
6. DataMan: Khi mới đến Mỹ, có thể bạn vẫn chưa có thói quen tiết kiệm cước phí điện thoại, và có thể cũng không có khái niệm về việc quản lý thời gian liên lạc của mình qua điện thoại. DataMan là một ứng dụng trên hệ điều hành iOS cho phép bạn theo dõi lượng dữ liệu đã sử dụng mỗi tháng, giúp bạn quản lý các cuộc gọi của mình một cách hữu hiệu.
7. WhatsApp: Ứng dụng nhắn tin đa nền tảng và không tốn phí này sẽ cho phép bạn kết nối với gia đình và ban bè ở nhà. Khi đi du học, nó cũng sẽ giúp bạn tạo các cuộc hội thoại với bạn bè khi thực hiện dự án hay thuyết trình nhóm. Miễn phí trên iPhone và Android
8. Viber: Viber sẽ giúp bạn thực hiện các cuộc gọi ở bất kì đâu trên thế giới với điều kiện “đối phương” cũng cài ứng dụng này trên điện thoại. Ứng dụng này khá tương đồng với skype, cho phép bạn gửi tin nhắn video và tin nhắn (tuy nhiên lại không cho phép gọi video). Miễn phí trên iPhone và Android
9. Skyscanner: Hãy lên kế hoạch về nhà (hoặc đến thăm một đất nước nào khác) bằng cách dùng Skyscanner để tìm kiếm chuyến bay rẻ nhất. Với ứng dụng này, bạn có thể theo dõi giá cả các chuyến bay theo ngày, tuần, tháng hay thậm chí là cả năm. Ngoài ra, nó cũng sẽ chỉ ra công ty nào có mức giá rẻ nhất cho từng chuyến bay. Miễn phí trên iPhone và Android
10. XE currency converter: Bạn có thể “cân đo đong đếm” số tiền mình đã chi tiêu bằng cách sử dụng ứng dụng so sánh tỷ giá XE currency converter. Miễn phí trên iPhone và Android
11. Moneywise: Ứng dụng này cho phép bạn lưu lại những chi tiêu mỗi ngày của mình, cho phép lướt qua và lọc dữ liệu theo ngày, theo loại hay số tiền đã thanh toán. Ngoài ra bạn cũng có thể xem đồ thị phân tích tình hình “tiêu xài” của mình. Nếu dùng Iphone, bạn cũng có thể tìm đến những ứng dụng tương tự như Ontrees hay Mint. Miễn phí trên Android
12. Say hi: Ứng dụng này sẽ giúp bạn “dịch” giọng nói cũng như bất cứ những gì mà bạn gõ trên máy ra hơn 100 ngôn ngữ. Với những lúc bị “tắc tịt” từ vựng, Say hi thật sự sẽ có công rất lớn trong việc giúp đỡ cách phát âm. Ứng dụng này có giá 1.49 bảng Anh, trên iPhone.
13. Word lens: Chỉ cần lia ống kính máy ảnh vào đoạn text cần dịch, ứng dụng thông thái này sẽ giúp bạn phiên dịch trực tiếp luôn. Điều hay nhất là bạn có thể dùng Word lens mà không cần kết nối với Internet. Đây là ứng dụng có trả tiền (2.99 bảng Anh), có mặt trên iPhone và Android.
14. BBC weather: Bạn sẽ không bao giờ biết được thời tiết sẽ mang đến những bất ngờ gì nên tốt nhất là chủ động phòng bị thông tin thời tiết cho mình. Nếu muốn, bạn cũng có thể ở theo dõi tình hình thời tiết ở nhà vì ứng dụng này cho phép lựa chọn nhiều địa điểm khác nhau. Miễn phí trên iPhone hay Android
15. Voucher cloud: Với ứng dụng này, bạn sẽ không bao giờ phải trả “giá hoàn chỉnh” của một sản phẩm/dịch vụ nào. Khi tìm kiếm một nơi để ăn, điều gì đó để làm hay ví dụ như là bạn cần tậu một chiếc laptop mới chẳng hạn, hãy lên Vouchercloud và tìm các chương trình giảm giá mới nhất trước khi “nhấn nút” chi. Miễn phí trên iPhone hay Android
Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về du học Mỹ, visa du học Mỹ, học bổng du học mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.