Viện Đại Học Mở Hà Nội

HOU
( Hanoi Open University)
Thành lập năm: 1993
Tỉnh thành:Hà Nội
Địa chỉ:Nhà B101, đường Nguyễn Hiền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Giới thiệu

1. Quá trình thành lập Viện Đại học Mở Hà Nội

Vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX nhiều trường đại học nước ta đã cho ra đời loại hình đào tạo “mở rộng” (cho phép người học được đăng ký tự do mà không nhất thiết phải trúng tuyển qua kỳ thi tuyển sinh quốc gia). Tuy nhiên, từ năm học 1993 - 1994, Nhà nước đã cho phép các trường đại học, cao đẳng được chủ động đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh khai thác thêm năng lực đào tạo của mình nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc tồn tại trong một trường cả hai hình thức chính quy và mở rộng rõ ràng là không cần thiết. Vì vậy,  từ năm học này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định ngừng hệ đào tạo mở  rộng ở các trường đại học. Trong lúc đó kinh nghiệm giáo dục ở các nước trên thế giới cho thấy, để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, tạo cơ hội cho nhiều tầng lớp dân cư tiếp nhận nền học vấn đại học mà vẫn đảm bảo chất  lượng “đầu ra”, có thể mở hình thức đào tạo theo chế độ tuyển sinh tự do, nhưng cần tập trung ở những cơ sở đại học riêng gọi là “Đại học mở”.

Với những lý do nêu ở trên, ngày 3 tháng 11 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 535/TTg thành lập Viện Đại học Mở Hà Nội với chức năng và nhiệm vụ như sau:

- Là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu các loại hình đào tạo mở, đào tạo  từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học - kỹ thuật cho đất nước;

- Là một đơn vị hoạt động trong hệ thống các trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý và được hưởng mọi quy chế của một trường đại học công lập. 

Tuy nhiên, khác với những trường đại học công lập khác, Viện Đại học Mở Hà Nội thực hiện tự chủ tài chính chi thường xuyên trong khi nguồn nhân sách nhà nước cấp cho Nhà trường chủ yếu thông qua việc thu học phí.  

2. Hoạt động của Viện Đại học Mở Hà Nội

2.1. Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng

Để hoàn thành sứ mạng được Đảng và Nhà nước giao phó là góp phần đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, Viện Đại học Mở Hà Nội đã liên tục phát triển và mở rộng quy mô, các ngành nghề, trình độ đào tạo cũng như đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

Đào tạo chính quy của Viện ngày càng khẳng định được chất lượng, thu hút ngày càng nhiều sinh viên theo học. Số sinh viên nhập học hằng năm luôn đạt chỉ tiêu được giao. Viện đào tạo đại học chính quy 12 ngành với 17 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Quản trị kinh doanh - Du lịch- Khách sạn; Hướng dẫn du lịch; Kế toán; Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Trung Quốc; Công nghệ Thông tin; Công nghệ Sinh học; Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Truyền thông; Kiến trúc; Đồ họa; Nội thất; Thời trang; Tài chính-Ngân hàng; Luật Kinh tế; Luật Quốc tế; Luật học. Viện đào tạo thạc sỹ 8 ngành: Quản trị kinh doanh; Kỹ thuật Điện tử; Công nghệ Sinh học; Luật Kinh tế và Ngôn ngữ Anh; Kế toán; Công nghệ Thông tin; Kỹ thuật Viễn thông. Viện đào tạo trình độ tiến sỹ ngành Ngôn ngữ Anh.

 Viện đã trở thành cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa trình độ đối với nhiều loại hình đào tạo khác nhau:tập trung chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, song song hai văn bằng, đào tạo từ xa. Quy mô đào tạo của Viện năm học 2015-2016 là: 32.885 sinh viên (trong đó đào tạo chính quy: 11.299, từ xa: 20.287, các hệ khác: 1.299 Sinh viên).

Trong hơn hai thập kỉ hoạt động, Viện đã đào tạo và cung cấp cho xã hội trên 150.000 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, thạc sỹ. Ngoài ra Viện kết hợp với các viện và trường sĩ quan quân đội đào tạo và cấp chứng chỉ Đại học đại cương cho hàng ngàn học viên sĩ quan. Viện đào tạo các chương trình Tin học Văn phòng, Tiếng Anh cơ bản, cấp Chứng chỉ nghề cho các đối tượng có nhu cầu trong thời gian dài. Hầu hết sinh viên tốt nghiệp được xã hội đón nhận, có việc làm ổn định. Nhiều sinh viên tốt nghiệp của Viện hiện đang giữ các vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, cơ quan và chính quyền các cấp.

Theo điều tra, khảo sát, số sinh viên tốt nghiệp năm 2015 có việc làm trung bình chiếm tỉ lệ 92% trong vòng 01 năm đầu tiên sau khi ra trường.

Với phương thức đào tạo từ xa, Viện đã mang lại cơ hội học tập đến với nhiều người dân trên mọi miền đất nước, từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người khuyết tật,… góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của phương thức đào tạo từ xa trong chiến lược phát triển giáo dục và sẵn sàng đáp ứng nguyện vọng theo học ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, Viện Đại học Mở Hà Nội một mặt không ngừng nâng cao, đổi mới công tác quản lý đào tạo, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mặt khác thường xuyên tăng cường hợp tác với các cơ sở liên kết đào tạo. Viện đã liên kết với 75 cơ sở đào tạo thuộc hơn 40 tỉnh, thành phố từ Bắc đến Nam để mở các cơ sở đào tạo từ xa. Vì vậy, đào tạo từ xa của Viện ngày càng thu được những thành tựu đáng kể. Riêng trong năm học 2015-2016 có 20.287 người theo học tại 7 chuyên ngành. Kết quả này đã từng bước khẳng định được uy tín của Viện trong việc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

 Viện Đại học Mở Hà Nội là đơn vị tiên phong trong việc thực hiện mô hình “Giáo dục mở” để phát triển quy mô và liên tục đổi mới công nghệ đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo.

2.2. Hoạt động khoa học

Viện Đại học Mở Hà Nội không ngừng tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động khoa học. Viện đã có các chính sách động viên, hỗ trợ và thu hút cán bộ, giảng viên tham gia hoạt động khoa học. Từ năm 2004 đến 2015, Viện đã thực hiện 05 đề tài cấp nhà nước, 38 đề tài cấp bộ, 01 đề tài cấp tỉnh/thành phố, 03 dự án và 241 đề tài cấp Viện. Trong năm 2016, Viện triển khai 01 đề tài cấp nhà nước, 04 đề tài cấp bộ và 23 đề tài cấp viện. Cùng với các đề tài thuộc các lĩnh vực chuyên ngành, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của Viện tập trung vào lĩnh vực giáo dục từ xa, các dự án về đầu tư, ứng dụng CNTT trong đào tạo từ xa. Kết quả nghiên cứu được ứng dụng phục vụ tích cực cho giáo dục từ xa, triển khai các chuyên ngành đào tạo. Hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện có quy mô ngày càng mở rộng, nội dung ngày càng sâu sắc về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt đào tạo từ xa.

Để cổ vũ phong trào học tập của sinh viên và nâng cao chất lượng đào tạo, Viện tổ chức các hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên, liên tục trong nhiều năm nay với hàng trăm báo cáo khoa học có chất lượng.

2.3. Hoạt động hợp tác quốc tế

Viện Đại học Mở Hà Nội rất quan tâm và chú trọng tới việc đẩy mạnh, mở rộng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học mở của các nước trong khu vực và trên thế giới. Viện Đại học Mở Hà Nội là thành viên của Hiệp hội các trường Đại học Mở Châu Á (AAOU) và có đại diện trong Hội đồng quản trị  SEAMOLEC. Với sự tín nhiệm của tổ chức Hiệp hội các trường Đại học Mở Châu Á, Viện đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị thường niên lần thứ 24 tại Việt Nam vào tháng 10 năm 2010 và tiếp tục được tín nhiệm đăng cai Hội nghị năm 2018.

 Viện đã phối hợp với với các trường và Trung tâm Giáo dục từ xa trong khu vực tổ chức thành công nhiều Hội thảo, tập huấn về  đào tạo từ xa như: Hội thảo quốc tế về “Nghiên cứu khoa học trong các trường đại học m ” (liên tục từ năm 2007 đến nay), các khoá tập huấn với chủ đề “Đổi mới phương pháp giảng dạy”, chủ đề “Ứng dụngcông nghệ trong đào tạo từ xa”, “Xây dựng giáo trình, học liệu đào tạo từ xa ”,...

Từ năm 2000, Viện đã thực hiện 4 Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế trình độ CĐ, ĐH với Viện Kỹ thuật Boxhill (Australia), Trường Đại học Công nghệ Quốc gia Nga (Mati) và một số trường đại học của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Israel. Hiện tại, Viện đang có các chương trình liên kết: Đào tạo sau đại học với  các trường đại học Segi- Malaysia, Victoria- Úc; Đào tạo Cử nhân tài chính với Trường Đại học Công nghệ Trùng Khánh; Đào tạo Cao đẳng An ninh mạng với Viện kỹ thuật Boxhill- Úc; Các chương trình thực tập ngắn hạn: Tiếng Trung với Trường Đại học Quảng Tây, Vân Nam, Công nghệ sinh học với trung tâm AICAT, Isarel.

Trường gồm các khoa:

  • Khoa Công nghệ Thông tin (Công nghệ Thông tin, Tin học ứng dụng);
  • Khoa Công nghệ Điện tử thông tin (Điện tử viễn thông);
  • Khoa Kinh tế (Quản trị kinh doanh, Kế toán);
  • Khoa Công nghệ sinh học;
  • Khoa Tạo dáng công nghiệp (Đồ họa, Thời trang, Nội thất);
  • Khoa Du lịch (Quản trị du lịch khách sạn, Hướng dẫn du lịch);
  • Khoa Tiếng Anh;
  • Khoa Tiếng Trung Quốc;
  • Khoa Luật (Chuyên ngành Luật kinh tế, quốc tế - tuyển sinh 2009);
  • Khoa Tài chính- Ngân hàng (tuyển sinh từ năm 2008).
  • Khoa đào tạo sau đại học (Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Điện tử Viễn thông và Tiếng Anh)
  • Khoa Kiến Trúc (Đào tạo Kiến Trúc sư ngành Kiến Trúc công trình)
  • Khoa Đào tạo từ xa (Luật, Luật Kinh tế, QTKD, Kế toán, Ngôn ngữ Anh, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện tử - truyền thông, QTKD Du lịch - Khách sạn)
  • Trung tâm Đào tạo E-Learning (Kế toán, QTKD, TCNH, Công nghệ thông tin, Luật Kinh tế, Ngôn ngữ Anh)
  • Trung tâm Đại học Mở tại Đà Nẵng

1. Quá trình thành lập Viện Đại học Mở Hà Nội

Vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX nhiều trường đại học nước ta đã cho ra đời loại hình đào tạo “mở rộng” (cho phép người học được đăng ký tự do mà không nhất thiết phải trúng tuyển qua kỳ thi tuyển sinh quốc gia). Tuy nhiên, từ năm học 1993 - 1994, Nhà nước đã cho phép các trường đại học, cao đẳng được chủ động đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh khai thác thêm năng lực đào tạo của mình nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc tồn tại trong một trường cả hai hình thức chính quy và mở rộng rõ ràng là không cần thiết. Vì vậy,  từ năm học này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định ngừng hệ đào tạo mở  rộng ở các trường đại học. Trong lúc đó kinh nghiệm giáo dục ở các nước trên thế giới cho thấy, để đáp ứng...