Bạn đã và đang du học? Nhưng thành tựu bạn gặt hái được trong quá trình du học lại không như ý? Bạn mệt mỏi không hiểu lý do vì sao lại như vậy? Thế thì hãy theo chân Kênh tuyển sinh để tìm hiểu nhé!

10 sai lầm du học sinh cần tránh để tận hưởng kỳ du học thật trọn vẹn

10 sai lầm du học sinh cần tránh để tận hưởng kỳ du học thật trọn vẹn

Du học không phải chỉ là học tập tại một quốc qia khác. Du học là cơ hội giúp bạn phát triển và tìm thấy các cơ hội mới. Sau đây là 10 sai lầm...

1. Tư duy sáng tạo

Môi trường giáo dục tại Việt Nam rất khác với môi trường đào tạo tại nước ngoài. Tại Việt Nam, chúng ta thường được đào tạo theo một hệ thống và hệ thống giáo dục ấy đã tồn tại kéo dài hơn gần 30 năm và chỉ thường đổi mới đôi chút, chưa có sự cải cách quá khác biệt. Bởi vậy nên điều này đã hạn chế rất nhiều về tư duy sáng tạo đối với học sinh Việt nói chung. Điều này dẫn đến các du học sinh khi đến nước bạn học tập thì thường bị sốc nặng không chỉ bởi nền văn hóa khác biệt mà còn bởi tư duy quá truyền thống, cũ kĩ. Do đó, khi mà các du học sinh tiếp xúc với những đề kiểm tra với dạng mở thì thường chỉ biết hướng về duy nhất một điểm mà không có mở rộng ra, thiếu đi tư duy sáng tạo khiến câu trả lời trở nên cộc lốc và mang theo tầm nhìn hạn hẹp. Chính vì lẽ đó mà du học khiến thành tích học sinh, sinh viên trở nên hạn chế và ngày một lụn bại hơn trên con đường học vấn lẫn sự nghiệp tại nước bạn.

Vì sao bạn du học không thành công? Căn nguyên và hậu quả - Ảnh 1

Vì sao bạn du học không thành công?

2. Tư duy phản biện và cách giải quyết vấn đề đa chiều

Tất cả các tiến sĩ, giáo sư hay đơn giản là nhưng giảng viên dạy bạn thì đều luôn đặt ra cho học sinh, sinh viên của mình câu hỏi. Đây phảng phất đã là một thói quen cũng như một hình thức dạy mở đối với mỗi một học viên. Bên cạnh đó, các giảng viên cũng rất thích việc sinh viên trả lời chính mình bằng đúng những câu hỏi phản biện tương tự. Điều này hình thành nên một chuỗi những câu hỏi không ngừng mở rộng vấn đề, không ngừng đào sâu nghiên cứu và không ngừng tạo cảm hứng trong học tập. Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam lại cực kỳ hạn chế trong tư duy phản biện này. Các bạn thường suy nghĩ theo hướng rất tập trung, rất truyền thống và thiếu hẳn việc đặt ra vấn đề. Bằng lối học sai lầm này, các bạn thường được giảng viên đứng lớp đánh giá không cao và đồng thời cũng bị các bạn đồng học khác vượt qua về mặt tư duy. 

Khi sinh viên Việt Nam ngừng đặt câu hỏi, ngừng phản biện đồng nghĩa các bạn ngừng suy nghĩ về một vấn đề và luôn chấp nhận về câu trả lời đã có hoặc lời giảng dạy của giảng viên. Vì thế, buổi giảng dạy của giảng viên sẽ trở nên nhàm chán, vô vị và kiến thức chỉ dừng lại ở một mốc cố định, cả bạn và giảng viên sẽ không đổi mới và vắng đi những suy nghĩ đa chiều làm vấn đề trở nên thông suốt hơn. Có lẽ bạn đã nhận ra, các vấn đề thường đặt ra trong các giờ giảng giải thường là những câu hỏi tình huống thực tế trong đời sống mà cần phải được đào sâu cân nhắc, giảng giải để vấn đề ấy trở nên thông suốt và ngày một rõ ràng hơn. Vì thế, khi sinh viên Việt Nam khuyết thiếu tư duy phản biện và dừng việc giải quyết vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau thì các bạn chắc chắn sẽ vấp phải thất bại đau đớn!

> Liệu không có học lực giỏi thì có đi du học được không?

> Kế hoạch tiếp nhận du học sinh của các ĐH Việt Nam

Bảo Châu - Kênh tuyển sinh