Vấn đề biển đảo được đưa vào đề thi Văn 2015
Đề văn 2015
Nhận gợi ý đáp án, soạn tin: DA VAN gửi 8702. Hoặc đón xem tại đây: Đáp án văn 2015
|
Hoàng Sa, Trường Sa và hội chứng vô cảm vào đề Văn 2015
Hình ảnh chiến sĩ tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bệnh vô cảm xuất hiện trong đề thi Ngữ văn THPT 2015. Tại địa điểm thi trường THPT Cầu Giấy (Hà Nội), sau 2/3 thời gian làm bài thi, một số thí sinh đã tự tin bước ra khi đã hoàn thành xong bài thi. Năm nay đề thi cập nhật về hình ảnh quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa đã khiến sĩ tử cảm thấy rất thích thú.
Một thí sinh cho biết do đã được thầy cô lưu ý nên có thể dễ dàng làm bài phần thi đọc hiểu về chủ đề cuộc sống của chiến sĩ ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Bên cạnh đó, phần đọc hiểu nói về bệnh vô cảm cũng không làm khó thí sinh. Đây cũng là chủ đề gần gũi và được nhiều thầy cô giáo lưu ý cho thí sinh.
Phần 1: Đọc – hiểu bao gồm 2 văn bản. Văn bản số 1 trích đoạn bài thơ Hát về một hòn đảo – Trần Đăng Khoa. Một trong những câu hỏi yêu cầu thí sinh chỉ ra: Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với người lính đảo?
Văn bản số 2 nêu vấn đề: Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nỗi đau của người khác.
Phần làm văn (7 điểm): Trong đó câu 3 điểm nêu: “Việc rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như việc rèn luyện kiến thức”.
Câu 4 điểm trích đoạn Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu: “Cảm nhận của anh chị về người đàn bà làng chài trong đoạn trích. Từ đó bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của tác giả”.
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN: Ngữ văn
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1.
Đoạn thơ trên được viết theo thể tự do.
Câu 2
Cuộc sống gian khổ và nguy hiểm trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ: chân lều bạt, “có người ngã trước miệng cá mập”, “có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn”.
Câu 3
Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: so sánh những quần đảo với ngọc dát.
Hiệu quả của biện pháp tu từ: thể hiện vẻ đẹp của biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa với một niềm tự hào và tự tôn dân tộc.
Câu 4
Gợi ý:
Đoạn thơ đã gợi lên cho chúng ta tình cảm yêu mến, cảm phục trước tinh thần vượt lên gian khổ và sự lạc quan của người lính đảo.
Từ đó HS có thể nêu trách nhiệm của bản thân với việc giữ gìn biển đảo quê hương.
Câu 5
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là nghị luận.
Câu 6
Nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây chính là ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm.
Câu 7
Thái độ của tác giả khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội: lo lắng, trăn trở của con người có ý thức, trách nhiệm đối với xã hội.
Câu 8
Gợi ý:
Trong cuộc sống con người luôn tồn tại hai giá trị vật chất và tinh thần.
Nhưng sự nông nổi của con người đôi khi quá chạy theo giá trị vật chất (túi tiền) mà không chú ý đến giá trị về mặt tinh thần. Cái “rỗng” về tinh thần mới là cái đáng lo và đáng sợ nhất.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) (Đang cập nhật)