Phải có chương trình học tập thiết thực

Sáng qua 4.9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dự Khai giảng tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội). Phát biểu tại buổi lễ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở thầy trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều nói riêng và ngành GD-ĐT nói chung phải chăm lo nâng cao chất lượng dạy và học bao gồm đức, trí, thể, mỹ. Làm tốt dạy chữ, dạy nghề, dạy người; đặc biệt là dạy người; không ngừng cải tiến cách dạy, cách học theo hướng khơi dậy tư duy sáng tạo của HS, năng lực tự học, tự tu dưỡng rèn luyện, gắn học với hành, gắn học kiến thức với công tác giáo dục chính trị tư tưởng; trau dồi đạo đức lối sống nhằm tạo ra những con người thật sự có đức có tài phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc.

Vẫn chưa công bố phương án chính thức một kỳ thi quốc gia

Tổng bí thư đề nghị phải có nội dung chương trình học tập thiết thực và phải xây dựng được đội ngũ giáo viên vững chính trị, giỏi chuyên môn, trong sáng phẩm chất đạo đức, tâm huyết và say mê với sự nghiệp trồng người. Mỗi cô giáo thầy giáo phải là một tấm gương sáng để HS noi theo. Với HS, Tổng bí thư nhắn nhủ: “Các em thi đua học tập giỏi, quý trọng ông bà, cha mẹ, giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt phòng chống ma túy xâm nhập học đường. Phải thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục. Kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục”.

Vẫn chưa công bố phương án chính thức một kỳ thi quốc gia

Đến thời điểm khai giảng năm học mới, Bộ vẫn chưa công bố phương án chính thức cho việc tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia dự kiến là sẽ áp dụng ngay trong năm học này. Vượt ra khỏi không khí lễ hội truyền thống, sáng ngày 4.9, giáo viên và học sinh Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) đã có một buổi lễ khai giảng ấn tượng, đầy hứng khởi. Ông Trần Quốc Bình, Hiệu trưởng cùng  giáo viên, học sinh đã có tiết mục nhảy hiphop và beatbox khiến không khí ngày khai giảng rất sinh động -

Ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng thi cử lâu nay còn nghiêng về đo lường kết quả học được cái gì chứ chưa phải đánh giá HS vận dụng kiến thức như thế nào. Vì vậy, việc đổi mới thi dù tổ chức theo hình thức nào cũng sẽ dần chuyển mạnh sang hướng coi trọng đánh giá năng lực chứ không chỉ coi trọng kiến thức.

Về khâu tổ chức cho một kỳ thi, ông Hiển cho hay Bộ sẽ tổ chức thành phần cán bộ coi thi, chấm thi gồm cả giảng viên trường đại học và sẽ thực hiện theo các cụm thi; giáo viên phổ thông không được coi thi, chấm thi học sinh trường mình. Ông Hiển khẳng định: “Bộ hướng đến kỳ thi phải bảo đảm nghiêm túc, khách quan, công bằng, độ tin cậy của kết quả thi; bảo đảm tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, chuyển dần từ yêu cầu kiểm tra kiến thức sang đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của người học; bảo đảm tính ổn định và phát triển, không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh”.

Tin tức khai giảng năm học mới tại các tỉnh

Hà Nội: Công nhận 4 trường chất lượng cao. Bắt đầu từ năm học này, UBND TP. Hà Nội đã có quyết định công nhận 4 trường học trên địa bàn đạt tiêu chí trường chất lượng cao. Trong đó có 1 trường THPT, 1 trường tiểu học và 2 trường mầm non. Sở GD-ĐT Hà Nội đề ra mục tiêu: đến hết năm 2015 sẽ triển khai thí điểm 27 trường chất lượng cao ở các cấp học. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các trường được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học kiên cố và hiện đại hóa.

TP.HCM: Cơ chế đặc thù cho ngành giáo dục. Năm nay TP.HCM có 1.527 phòng học mới. Để thu hút giáo viên mầm non, UBND TP vừa thông qua các chế độ đặc thù cho ngành giáo dục bắt đầu từ năm học 2014 - 2015. Cụ thể, hỗ trợ thêm 25% tiền lương đối với cán bộ quản lý, giáo viên tại các cơ sở mầm non công lập. Đối với cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy nhóm lớp 6 đến 18 tháng tuổi, hỗ trợ thêm 35% tiền lương. Nhân viên các trường mầm non sẽ được hỗ trợ thêm 25% tiền lương. Giáo viên mầm non mới ra trường được tuyển dụng mới sẽ nhận hỗ trợ thêm từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2016 - 2017.

Hưng Yên: Không tổ chức may đồng phục  và mua giấy vở. Ông Nguyễn Văn Tám, Giám đốc Sở GD-ĐT Hưng Yên, yêu cầu từ năm học này, các nhà trường không tổ chức may đồng phục, không đứng ra mua giấy vở cho HS, hạn chế việc sử dụng sách tham khảo. Các trường tuyệt đối không được để em nào vì không có đồng phục mà không dám đi học.

Đà Nẵng: Lần đầu đưa Hoàng Sa vào chương trình. Năm học 2014 - 2015, Đà Nẵng có hơn 200.000 HS ở các bậc học. Chuẩn bị cho năm học mới, Đà Nẵng đầu tư gần 240 tỉ đồng để xây dựng mới hơn 200 phòng học, cải tạo gần 120 phòng, và một số trang thiết bị mới. Trong năm học này, quần đảo Hoàng Sa của Đà Nẵng sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy. Nội dung học sẽ không chỉ về quần đảo Hoàng Sa mà còn bao gồm cả lịch sử Đà Nẵng.

Bình Định: Tăng nguồn lực đầu tư trường trọng điểm. Theo ông Mai Thanh Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, năm học 2014 - 2015, ngành giáo dục tỉnh Bình Định xác định 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Trong đó, chú trọng tăng cường đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất để xây dựng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quốc học Quy Nhơn, THPT Trưng Vương thành những trường trọng điểm của tỉnh.

Kon Tum: Hơn 15.800 HS thiếu sách giáo khoa: Chiều 4.9, theo Sở GD-ĐT Kon Tum, năm học 2014-2015 có 38.397 HS từ lớp 1 đến 12 người đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh này có nhu cầu hỗ trợ sách giáo khoa. Ngành giáo dục tỉnh đã linh động hỗ trợ cho 22.565 HS dùng sách từ tủ sách giáo khoa dùng chung; kêu gọi HS lớp lớn tặng lớp bé và sách từ các chương trình, dự án hỗ trợ. Còn lại có 15.832 HS đang thiếu sách giáo khoa. Ngành giáo dục tỉnh này đang huy động đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn ngành ủng hộ 1 ngày lương để hỗ trợ mua sách giáo khoa cho HS. Đến thời điểm này, số tiền ủng hộ chỉ hơn 1 tỉ đồng.


Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng giao tiếp ứng xử

- Đã bao nhiêu lần Bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt đẹp lẽ ra Bạn xứng đáng có được chỉ vì Bạn không thuyết phục được những người rất sẵn sàng trao cho Bạn các cơ hội ấy?

- Đã bao nhiêu lần Bạn gây ra nhiều điều không hay chỉ vì không biết cách ăn nói cho lọt tai sếp, đồng nghiệp, bạn bè, vợ chồng, con cái, cha mẹ Bạn?

- Đã bao nhiêu lần những điều tốt đẹp Bạn làm lại không được ghi nhận, không được ai biết đến, không được ai lưu tâm, không được ai đón nhận?

Bạn đã đánh mất, đã để trôi tuột quá nhiều cơ hội cùng biết bao điều tốt đẹp khác trong cuộc sống và trong công việc, mà lẽ ra nếu nhờ chúng, có thể Bạn đang ngồi trên đỉnh thành công từ bao giờ rồi – chỉ vì một nguyên do hoàn toàn có thể khắc phục được, đó chính là Kỹ năng giao tiếp thông minh.

Bất kể Bạn là ai, làm gì, theo đuổi mục tiêu nào… thì khả năng giao tiếp tốt và truyền được cảm hứng cho người nghe vẫn là một kỹ năng hàng đầu không gì thay thế nổi, tạo lợi thế rất lớn trong công việc cũng như cuộc sống của bạn. Click để tham gia khoá học Kỹ năng giao tiếp ứng xử của GV Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu:



Theo Báo Thanh Niên, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140904/nhung-mo-hinh-day-hoc-moi.aspx