Trước thềm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, giáo viên GDCD trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM), cô Vũ Thuỳ Anh đưa ra phương pháp ôn thi môn học này hiệu quả.

Tuyển sinh 2021: Có hơn 220.000 thí sinh đăng ký chỉ để xét tốt nghiệp

Tuyển sinh 2021: Có hơn 220.000 thí sinh đăng ký chỉ để xét tốt nghiệp

Trong tuyển sinh 2021, có hơn một triệu thí sinh xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng. Thế nhưng số thí sinh chỉ xét tốt nghiệp lại khá lớn.

Tuyển sinh 2021: Chiến lược ôn thi môn Giáo dục Công dân hiệu quả - Ảnh 1

Thí sinh nên làm gì để ôn thi môn Giáo dục Công dân hiệu quả?

Như mọi năm, cấu trúc đề thi đề thi Giáo dục công dân năm nay gồm 40 câu trắc nghiệm khách quan, được phân theo bốn mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao; đúng theo tiêu chí tốt nghiệp THPT, sát với các đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đề, khoảng 90% kiến thức thuộc lớp 12, còn lại là lớp 11. Các câu hỏi có nội dung vừa sức, không đánh đố và không rơi vào phần kiến thức đã được giảm tải.

Với nội dung kiến thức lớp 12, các bài học là cơ bản và đều liên quan đến nhau nên học sinh cần nắm chắc và đầy đủ nội dung lý thuyết mới có thể làm đúng các câu hỏi vận dụng.

Cụ thể, khi đề cập đến các hình thức thực hiện pháp luật (bài 2, sách giáo khoa lớp 12), học sinh cần phân biệt: Sử dụng pháp luật (công dân thực hiện quyền - những điều được làm); thi hành pháp luật (công dân thực hiện nghĩa vụ - những điều phải làm); tuân thủ pháp luật (công dân không làm những điều pháp luật cấm). Từ đó, học sinh dễ dàng nhận ra đáp án đúng mà không lo bị đáp án nhiễu chi phối.

Ví dụ 1:

Một cựu chiến binh là ông Tiến viết bài chia sẻ kinh nghiệm về cách thức sử dụng khẩu trang vải để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Ông Tiến đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

A. Tuyên truyền pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Để trả lời được câu hỏi trên, học sinh cần xác định việc ông Tiến viết bài chia sẻ kinh nghiệm là quyền của công dân. Từ đó, dễ dàng chọn đáp án đúng là C.

Các em cũng cần lưu ý thường xuyên luyện tập giải đề (lưu ý những đề tham khảo qua các năm để có thể nắm được nội dung trọng tâm). Khi giải đề, cách hiệu quả nhất là đọc câu hỏi, chọn đáp án, sau đó đối chiếu nội dung liên quan trong sách giáo khoa và kiểm chứng kết quả.

Ví dụ 2:

Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri vi phạm nguyên tắc bầu cử khi:

A. Ủy quyền thực hiện nghĩa vụ bầu cử.

B. Tự tay bỏ phiếu vào hòm phiếu.

C. Giữ bí mật nội dung trong phiếu bầu.

D. Theo dõi kết quả kiểm phiếu.

Với câu hỏi này học sinh có thể dễ dàng loại trừ 3 phương án B, C, D và chọn A là phương án đúng. Để chắc chắn đó là phương án đúng thì khi ôn bài học sinh đối chiếu sách giáo khoa các nguyên tắc bầu cử gồm: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Việc làm này sẽ giúp học sinh ghi nhớ nội dung bài học.

Học sinh chú ý dành nhiều thời gian ôn tập chương trình lớp 12, từ bài 1 đến bài 9. Ở chương trình lớp 11, kiến thức chủ yếu rơi vào bài 1 đến bài 5, phần kinh tế; chương trình lớp 10 trong đề thi của các năm chưa có.

Giáo dục công dân là bộ môn có nhiều câu hỏi thực tiễn. Học sinh ngoài việc nắm chắc lý thuyết, cần chủ động cập nhật thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để có thể giải quyết tốt các câu hỏi vận dụng.

Covid-19: Sinh viên được đánh giá học phần, bảo vệ tốt nghiệp trực tuyến

Hà Nội: Hơn 10.000 HS được miễn thi môn ngoại ngữ kỳ thi THPT 2021

Theo VnExpress