125 trường hoàn thiện đề án tuyển sinh riêng
Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) cho biết, phục vụ tuyển sinh đại học, cao đẳng (ÐH, CÐ) năm 2015, đến nay, cả nước có khoảng 180 trường xây dựng đề án tuyển sinh riêng. Trong đó, có 125 trường đã hoàn thiện đề án, lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận xã hội và được Bộ GD và ÐT xác nhận phù hợp quy chế. Các trường tổ chức tuyển sinh riêng sử dụng phương án xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT, điểm trung bình của từng môn học (trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển) hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển phải bảo đảm hệ ÐH không thấp hơn 6,0; hệ CÐ không thấp hơn 5,5 (theo thang điểm 10).
Tuy nhiên, trường ÐH, CÐ đóng tại các tỉnh biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trường CÐ cộng đồng đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương có thể xét tuyển các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ ba năm trở lên, học ba năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại các tỉnh, địa phương trên ở mức thấp hơn 0,5 điểm. Những thí sinh được tuyển ở mức điểm thấp hơn phải học bổ sung kiến thức một học kỳ trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do hiệu trưởng các trường ÐH, CÐ quy định.
Thầy, trò không nhất thiết phải thay đổi cách dạy, cách học
Trước hết, từ những đóng góp dư luận trong thời gian xem xét bản dự thảo qui chế, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh thay thế thang điểm 20 bằng thang điểm 10, cho thí sinh mang Atlat vào phòng thi, qui định điểm liệt từ 2 chuyển thành 1; rồi qui định cho thí sinh được xét tuyển lần lượt 4 nguyện vọng với 4 giấy chứng nhận kết quả thi và yêu cầu trên giấy chứng nhận kết quả thi có mã vạch thì quy chế ban hành đã bỏ mã vạch, nguyện vọng 1 và 3 nguyện vọng bổ sung. Sự thay đổi này sẽ tạo điều kiện giảm ảo cho các trường cũng như hợp lý hơn hẳn những năm trước...
Tuy nhiên, sốt ruột nhất trong thí sinh và các giáo viên khối THPT hiện nay là nhiều điểm trong Quy chế tuyển sinh vẫn còn chưa sáng tỏ gây băn khoăn trong định hướng ôn thi cho thí sinh vì không nhìn ra cấu trúc đề thi ra sao, sẽ phân hóa theo mức độ từ dễ đến khó ra sao đánh giá năng lực của thí sinh.
Nội dung ôn thi trong chương trình lớp 12, nhưng cấu trúc cụ thể thì thầy trò các trường THPT cũng chưa biết.
Theo Ban giám hiệu của trường THPT Gia Định TP HCM cho biết, các thầy cô trường này chuẩn bị nhiều phương án ôn tập cho học sinh, nhằm tránh bỡ ngỡ cho học sinh.
Vừa mừng nhưng cũng vừa lo là tâm trạng chung của các HS khối 12 năm nay trước qui chế tuyển sinh mới. |
Năm nay do chưa cụ thể, nên thầy cô lo việc giảng dạy trên diện rộng để đảm bảo HS không bị học tủ...
Bà Nguyễn Thị Thu Cúc –Hiệu trưởng THPT Nguyễn Thị Minh Khai còn đưa ra ý kiến, Bộ GD&ĐT nên cho một mẫu đề nào đó cụ thể để dựa vào đó, thầy cô có thể yên tâm hơn khi ôn tập cho HS.
Chiều ngày 8/3, PV báo CAND cũng kịp trao đổi với thầy Phan Đoàn Thái, Phó GĐ sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận cho biết: “Bộ GD-ĐT ghi rõ đề thi 2015 nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, có nghĩa là trong đề thi vẫn có thể có chương trình lớp 10,11. Tuy nhiên, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tôi nghĩ rằng đề thi được xây dựng với định dạng tương tự đề thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ của năm 2014 và các thí sinh có thể lấy trên mạng. Do đó các trường vẫn ôn tập cho học sinh các nội dung thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ như trước đây.
Và vì đây là kỳ thi hoàn toàn mới nên theo thầy Thái, giao thời phải chấp nhận, đúng-sai chưa thể khẳng định, cách tổ chức theo phương thức mới của 2015 là hay hơn những năm trước, vì thực tế nó sẽ chứng minh qua kiểm nghiệm của kỳ thi.”. Do đó, theo thầy Thái, HS chỉ cần trả lời những câu hỏi đáp ứng các yêu cầu cơ bản là có thể đủ điều kiện để tốt nghiệp THPT và các yêu cầu tương tự như kỳ thi ĐH, CĐ ở các năm trước để trúng tuyển vào ĐH,CĐ.
Theo Báo Nhân Dân Online, tin gốc: http://www.nhandan.org.vn/giaoduc/tin-tuc/item/25764502-125-truong-hoan-thien-de-an-tuyen-sinh-rieng.html
Báo Công An Nhân Dân: Tin gốc: http://cand.com.vn/giao-duc/Cao-Chap-nhan-diem-giao-thoi-thuc-te-se-dieu-chinh-343531/