Hạn chế mở và tăng học phí nhóm ngành đào tạo “nóng”

Được biết, năm 2013, bậc sau ĐH có 1.350 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, 27.000 chỉ tiêu thạc sĩ và 1.000 chỉ tiêu đào tạo chuyên khoa. Như vậy chỉ tiêu mới sau ĐH tăng khoảng 10-12% số lượng chỉ tiêu đào tạo tiến sỹ, còn đối với thạc sỹ tăng khoảng 5%.

Tại Hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2013 của Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã khẳng định: “Đối với các trường ĐH mới, Bộ sẽ không cho mở các ngành thuộc khối Quản trị kinh doanh, Tài chính, Kinh tế, ngay cả các trường cũ xin mở nữa cũng không”. Đồng thời, Bộ sẽ nghiên cứu lộ trình tăng học phí các khối ngành này.

 

giam chi tieu, chi tieu tuyen sinh, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, nganh hot, nganh kinh te, phap luat va xa hoi

Nói “không” với khối ngành Kinh tế, Tài chính, Quản trị kinh doanh

Vài năm gần đây, khối ngành Kinh tế, Tài chính, Quản trị kinh doanh phát triển quá nóng với sự áp đảo của tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi ĐH vào những ngành này. Hiện có 248 trường có đào tạo các ngành này trong tổng số 416 trường ĐH, CĐ trong cả nước.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng cho biết: Từ năm 2013 sẽ không tăng về quy mô đào tạo mà chỉ thay đổi về cơ cấu theo hướng giảm chỉ tiêu đào tạo nhóm ngành Kinh tế, Tài chính, Quản trị kinh doanh; tăng chỉ tiêu nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ, Nông lâm, Y dược, Nghệ thuật. Về chỉ tiêu đào tạo giáo viên sư phạm sẽ giảm dần so với năm 2012 và tiếp tục điều chỉnh giảm trong những năm tới, trên cơ sở đánh giá lại thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay so với nhu cầu. Tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh bậc TCCN trong các trường ĐH theo lộ trình giảm tối thiểu 20%/năm để sớm chấm dứt đào tạo trước năm 2017.

Theo Bộ GD&ĐT, định hướng trong thời gian tới sẽ thực hiện giảm dần sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước đối với những ngành nghề đào tạo có khả năng xã hội hóa cao như Kinh tế, Tài chính, Luật... Dự kiến mức học phí cho các nhóm ngành trên sẽ tăng dần từ năm học 2012 - 2016.

Còn đối với những ngành nghề đào tạo ít có khả năng xã hội hóa cao mà Nhà nước cần đào tạo như: Đào tạo sư phạm, đào tạo kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nông lâm ngư, nghệ thuật..., Nhà nước sẽ thực hiện đặt hàng bằng việc cấp kinh phí trên cơ sở tính đủ chi phí đào tạo và có cơ chế sử dụng để đảm bảo hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước, tránh lãng phí.

Sẽ giảm cả chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

Nhiều ý kiến tại các trường cho rằng, việc giao cho các trường tự chủ tài chính nhưng học phí lại thu theo mức trần quy định là rất khó khăn. GS.TS Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho biết: Nguồn thu của các trường phần lớn lấy từ nguồn thu học phí. Trong khi nguồn thu học phí lại bị khống chế bởi trần theo Nghị định 43, vì vậy nguồn thu của các trường gặp rất nhiều khó khăn. “Nên chăng tăng học phí sau  lên ĐH vì hiện học phí sau ĐH chỉ bằng 1,5 học phí chính quy nên hơi thấp” – GS.TS Trần Văn Nam đề nghị.

Được biết, năm 2013, bậc sau ĐH có 1.350 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, 27.000 chỉ tiêu thạc sĩ và 1.000 chỉ tiêu đào tạo chuyên khoa. Như vậy chỉ tiêu mới sau ĐH tăng khoảng 10-12% số lượng chỉ tiêu đào tạo tiến sỹ, còn đối với thạc sỹ tăng khoảng 5%.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT đang tính đến việc sẽ giảm chỉ tiêu đào tạo hệ này vào những năm tới. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Vấn đề giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ sẽ được tính đến. Trước mắt sẽ giảm chỉ tiêu thạc sĩ, tiến sĩ về quản lý giáo dục. Không có chuyện người không biết gì về giáo dục lại đi làm thạc sĩ, tiến sĩ về giáo dục mà toàn bằng giỏi, bằng khá”.

Đồng thời, Bộ trưởng khẳng định: Kiểm tra tuyển sinh năm 2012 cho thấy có nhiều trường rất nghiêm túc nhưng có nhiều trường tuyển vượt rất nhiều. Vì vậy, năm nay Bộ sẽ kỷ luật hiệu trưởng ngoài việc phạt hành chính để vi phạm không trở thành phổ biến, tràn lan.

 

Ý kiến của bạn về vấn đề này hoặc có thắc mắc, xin gửi theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn

 

Kênh Tuyển Sinh

Theo: Pháp luật và Xã hội