Tuyển sinh 2018: ngành nào? trường nào? - Ảnh 1


Trong tương lai gần, ứng dụng CNSH ở các doanh nghiệp phát triển mạnh, cánh cửa việc làm của các tân cử nhân ngành này sẽ khá rộng.
CNSH là một lĩnh vực rất rộng lớn, gồm nhiều chuyên ngành: Công nghệ sinh học y dược, sinh học nông nghiệp, sinh học môi trường, sinh học công nghiệp, sinh - tin học… Bởi vậy, người làm trong ngành này có thể chuyên về di truyền học, y học, thực vật học, nông nghiệp và các khoa học khác liên quan đến CNSH như: sinh học y dược, CNSH nông nghiệp, CNSH môi trường, CNSH công nghiệp, sinh tin học…


Tuyển sinh 2018: ngành nào? trường nào? - Ảnh 2


SV ra trường có thể công tác tại các viện kiểm nghiệm, viện nghiên cứu, các cơ quan y tế, bệnh viện, xí nghiệp dược, các viện nghiên cứu y dược, công ty chế biến thực phẩm, nông lâm nghiệp, thủy sản, bảo vệ môi sinh...
TS. Xô cho biết, người theo ngành này nhất thiết phải đam mê nghiên cứu và kiên nhẫn. Ngoài vững kiến thức cơ bản, kiến thức về chuyên môn của từng lĩnh vực còn phải chịu được môi trường làm việc với áp lực cao.
Ngành CNSH được đào tạo ở một số trường và tuyển sinh ở 2 khối A và B (một số trường chỉ tuyển khối B). Điểm chuẩn ngành này ở các trường tại khu vực phía Bắc năm 2010 như sau: ĐH KHTN (Hà Nội): khối A: 17,5 điểm, khối B: 20 điểm; ĐH Nông nghiệp Hà Nội: A:15 điểm, B: 17 điểm… Tại phía Nam, ĐH Bách khoa TPHCM: 19 điểm; ĐH KHTN TPHCM: A:17 điểm, B:21 điểm; ĐH Công nghiệp TP HCM: 13 điểm; ĐH Nông Lâm TPHCM: A: 15 điểm, B: 17 điểm; ĐH Mở TPHCM: A,B: 14,5 điểm.
Các khu vực khác như ĐH Khoa học Huế: khối A: 15 điểm, B: 19 điểm; ĐH Cần Thơ: A: 16 điểm, B: 17 điểm… Nhiều trường ĐH ở địa phương, ĐH vùng khác: ĐH Đà Lạt, ĐH Công nghệ Vạn Xuân (Nghệ An), ĐH An Giang… cũng đào tạo ngành này với điểm chuẩn đầu vào năm ngoái bằng điểm sàn: khối A: 13 điểm, khối B: 14 điểm.