TUYỂN SINH | TƯ VẤN TUYỂN SINH | ĐIỂM THI ĐẠI HỌC | ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC

Xin được hỏi ông Trần Anh Tuấn, xin cho biết xu hướng nghề nghiệp trong tương lai?

- Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM: Bất cứ thanh niên nào cũng mơ ước có nghề nghiệp, thành công, nuôi thân và lo gia đình. Xu hướng nhân lực TP.HCM và các tỉnh phía Nam, xu hướng chung dù kinh tế có khó khăn, một số ngành nghề có vẻ đang bão hòa nhưng nói chung ngành nào cũng có nhu cầu nhân lực. TPHCM từ nay đến 2015 bình quân thu hút 300 ngàn lao động năm, các tỉnh từ 30-50 ngàn/năm. TP.HCM bao giờ cũng nhu cầu công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp.

Tuy nhiên các em nên chú ý một điều trong khi lựa chọn ngành nghề là chúng ta không chạy theo số đông. Nếu vì có bằng ĐH mà chọn ngành không phù hợp sẽ khó khăn trong tương lai. Trong tương lai các nhóm ngành đều đồng loạt phát triển. Người nào chọn đúng nghề, học tốt, có phấn đấu nâng cao năng lực sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn.

- TS Đinh Phương Duy, Chủ tịch Hội KH Tâm lý Giáo dục TP.HCM: Các bạn đang quan tâm đến việc chọn nghề như thế nào để phát triển bản thân.  Chọn nghề hay chọn trường cũng phải hết sức bình tĩnh. Chọn một nghề là chọn cho mình chứ không phải chọn cho ba mình, hay cho ai khác. Có một em SV đang học ĐH lại đi dự tư vấn tuyển sinh: em nay nói: năm ngoái em thi cho ba mẹ, năm nay em thi cho em. Để theo được nghề mình yêu thích, bạn này đã lãng phí mất một năm…

Chọn nghề việc rất quan trọng. Chúng ta hết sức bình tĩnh xem mình thích nghề gì, có khả năng làm nghề gì, công việc gì… Ví dụ bạn muốn the nghề kinh tế hoặc làm thầy cô giáo, phi công… phải xem những người đang làm nghề này họ đan làm gì, sống ngư thế nào… Từ đó chúng ta hình dung chúng ta có phù hợp theo nghề đó không Đặc biệt chúng ta phải lượng sức mình để chọn trường phù hợp, vừa sức học của mình.

Cô Lê Thị Thanh Mai có tham gia nhóm làm phần mềm chọn ngành, chọn nghề. Xin cô chia sẽ một số thông tin về việc chọn nghề này?

- TS Lê Thị Thanh Mai, trưởng ban công tác sinh viên ĐHQG TP.HCM: Chọn một nghề, nên xem nghề đó có phù hợp với tố chất của mình hay không? Chọn một nghề phải hiểu nghề đó làm gì. Ý thích ai cũng có nhưng mình có hợp với nghề đó không. Các em có thể tự làm trắc nghiệm để biết mình hợp nghề nào? Để làm nghề này phải học ngành nào, trường nào đào tạo, mức điểm bao nhiêu… Như vậy, cơ hội tìm được nghề, trường phù hợp rất cao. Cô có mấy lời khuyên: thứ nhất, các em chuẩn bị tốt kiến thức các môn trong khối thi của mình. Ngoài việc vào ĐH còn có đường nào khác để vào tương lai?

- TS Nguyễn Toàn, Hiệu trưởng trường CĐ Công nghệ Thủ Đức: Tôi muốn nêu mấy suy nghĩ sau: Một, xem thử năng lực về các môn văn hóa liên quan đến khối thi của chúng ta như thế nào. Nếu sức học ở trường phổ thông không khá lắm, có thể loại ngay mơ tưởng các trường ĐH, nếu học lực khá giỏi chúng ta hướng đến các trường CĐ, ĐH. Khi đã chọn cơ sở đào tạo nào, chúng ta có thể đến đó để tìm hiểu thông tin hoặc tìm hiểu qua mạng để hiểu hơn về ngành, trường mình sẽ học. Khả năng đến đâu, trường nào có ngành mình muốn cứ mạnh dạn hướng đến cơ sở đó.

Đừng nên quá nặng nề chuyện phải học ĐH, CĐ. Với chương trình hiện nay, một người học nghiêm túc chương trình trung cấp hoàn toàn đủ khả năng có việc làm tốt. Ngược lại, chúng tôi đã gặp những người đã tốt nghiệp ĐH nhưng chỉ làm những việc phổ thông. Quan trọng là chúng ta tìm được nghề phù hợp nhất chứ không phải bằng cấp gì?

Em thích ngành kinh tế nhưng đang băn khoăn giữa hai con đường hoặc vào ĐH Kinh tế học quản trị kinh doanh hoặc em học ĐH bách khoa để có kiến thức chuyên ngành về một lĩnh vực nào đó, sau đó bổ sung kiến thức quản lý kinh tế sau… Em chưa biết chọn hướng đi nào?

- TS Lê Thị Thanh Mai, trưởng ban công tác sinh viên ĐHQG TP.HCM: Câu hỏi của em rất hay. Với bản tính năng động em có thể học cả hai lĩnh vực. Lĩnh vực kỹ thuật đòi hỏi em yêu thích vấn đề liên quan đến máy móc, tiếng ồn… Em có thuộc tuýp người này không. Trường ĐH Bách khoa có nhiều ngành, vậy em thích ngành nào? Có một ngành liên quan cả kỹ thuật và quản lý. Đó là ngành Quản lý công nghiệp. Em có thể tìm hiểu thêm về ngành này. Em không nên quan niệm học trường này sẽ dễ có việc làm hơn trường kia… Thực tế, xu thế tuyển dụng hiện nay khác trước. Nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến bằng cấp, họ tuyển kỹ năng, kiến thức xã hội.

- TS Đinh Phương Duy, Chủ tịch Hội KH Tâm lý Giáo dục TP.HCM: QTKD là một ngành học trong nhóm ngành kinh tế. Không phải học ngành này ra làm lãnh đạo ngay, làm quản lý là một việc phải học rất lâu tích lũy kinh nghiệm  kiến thức lâu dài. Trong khi đó, học kỹ thuật sau này hoàn toàn có thể làm quản lý, làm kinh doanh nếu em có khả năng và điều kiện. Điều cuối cùng chúng ta xem mình thích gì, có điều kiện đáp ứng công việc mình thích hay không…

- Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM: Tôi muốn chia sẻ một câu chuyện từ gia đình tôi. Một người học ĐH Bách khoa ngành hóa hiện nay làm giám đốc nhân sự bốn công ty; một người học ngành xây dựng trung cấp nay kinh doanh vật liệu xây dựng; một người cũng học xây dựng sau học thêm thiết kế giờ làm công việc thiết kế. Trong ba người này, người “thành công” nhất là người từng học trung cấp. Có nhiều người làm trái ngành trái nghề nhưng phát huy được đúng khả năng mình trong công việc. Chỉ có con người giỏi nghề là thành đạt. Người có bằng cấp mà thiếu kỹ năng khó thành đạt lắm.

- TS Nguyễn Toàn, Hiệu trưởng trường CĐ Công nghệ Thủ Đức: Tôi xin bổ sung một ý kiến. Trường chúng tôi có thực hiện học kỳ doanh nghiệp, đưa HS ra “học” ở 8 doanh nghiệp. Trong tám ông giám đốc các doanh nghiệp này chỉ có một người có bằng ĐH ngành kinh tế nhưng anh này hiện đang làm giám đốc một doanh nghiệp cơ khí. Bảy người còn lại xuất thân từ trung cấp, CĐ. Các em cứ mạnh dạn: mình có thể vào trường nào cứ mạnh dạn học. Trong xu thế hiện nay, việc chuyển đổi ngành nghề là xu hướng phổ biến. Trong sự thích nghi đó, ai có năng lực nhất, phù hợp với công việc sẽ thành công. Công việc trong cuộc sống rất rộng, đang chờ các bạn.

Em có năng lực cả hai ngành, một là ngành báo chí, hai là quản trị kinh doanh… Em không biết học ngành nào trước, ngành nào sau. Em cũng nghe nói học ngành hợp xu hướng tuyển dụng dễ có việc làm hơn học nghề mình thích, vậy nên chọn ngành nào. Em hay bị stress, đau đầu khi học bài, phải làm sao?

- TS Đinh Phương Duy, Chủ tịch Hội KH Tâm lý Giáo dục TP.HCM: Thầy hỏi em vậy em thích ngành nào giữa hai ngành báo chí và QTKD? Học ngành mình thích dễ rèn tay nghề hơn. Đặc điểm tâm lý, sở trường của em gần gũi ngành nào hơn?

- TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, phó giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM: Nhức đầu khi học bài là bệnh nhiều em gặp phải. Não của mình làm việc nhiều quá, sẽ mệt. Nếu các em cố gắng ngồi học, não sẽ “không theo mình”. diem thi dai hoc diem chuan dai hoc Nên có thư giãn, vận động nhẹ giữa giờ học để giảm stress cho não.

* Muốn làm về lĩnh vực tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, em nên theo học ngành nào?

- TS Phạm Tấn Hạ, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM): Hiện Trường ĐH Văn Lang có đào tạo ngành Quan hệ công chúng. Ở Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) có đào tạo ngành Báo chí truyền thông, ngoài ra sinh viên ngành Quan hệ quốc tế cũng làm về truyền thông rất nhiều.

Tùy vào lựa chọn của bạn mà các bạn chọn ngành học phù hợp. Ngành Quan hệ quốc tế các bạn sẽ có lợi thế nhiều về tiếng Anh, kỹ năng đàm phán trong khi ngành Báo chí có thê mạnh về các kỹ năng báo chí cũng như tổ chức sự kiện.

 


Bạn đọc có thể để lại ý kiến, câu hỏi và bình luận về nội dung bài viết tại ô bên dưới!

Kênh Tuyển Sinh ( Theo Tuổi Trẻ Online)