Tin liên quan:

>> Thư viện lưu động cho trẻ em ngoại thành Hà Nội

>> Trẻ em vùng cao khổ cùng cực với cái rét cắt da cắt thịt

>> Nghề dạy trẻ tự kỷ

Trường Tiếng Anh và Dạy nghề Thăng Long

Nhiều năm qua, Trường Tiếng Anh và Dạy nghề Thăng Long (quận 4) dạy nghề miễn phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Từ ngôi trường này, nhiều học sinh nghèo đã được học nghề và có việc làm với thu nhập ổn định sau khi ra trường.

Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Bến Vân Ðồn, Trường Tiếng Anh và Dạy nghề Thăng Long luôn rộn ràng những lớp học dành cho học sinh nghèo. Ðược thành lập từ năm 1994 với nguồn kinh phí hoạt động do Hội Bảo trợ Trẻ em Sài Gòn tài trợ, những năm qua, trường đã tạo dựng nghề nghiệp cho hàng trăm học sinh khó khăn. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Hiệu trưởng Trường Tiếng Anh và Dạy nghề Thăng Long Phạm Thị Kim Oanh cho biết: "Ðầu những năm 90 của thế kỷ 20, quận 4 còn nhiều hộ nghèo. Nhiều em không có điều kiện được đi học và không có việc làm ổn định. Ðể tạo điều kiện cho các em có nghề nghiệp, vững bước vào đời, UBND quận 4 đã thành lập ngôi trường này. Ngoài chương trình dạy ngoại ngữ giao tiếp, trường có các lớp dạy nghề ngắn hạn cho các em: tin học, uốn tóc, trang điểm, làm móng,...".

 

truong tieng anh va day nghe quan 4, day tieng anh, hoc nghe, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, giao duc, bao giao duc

 

Từ vài chục học viên ban đầu, đến nay mỗi năm trường đào tạo cho hơn 200 học viên độ tuổi từ 12 đến dưới 25 tuổi. Ðây là những học sinh có  hoàn cảnh khó khăn của quận 4, quận 7, huyện Nhà Bè... Ngồi tập trang trí hoa văn, em Phạm Thị Thanh Loan, 15 tuổi, học viên lớp học làm móng tay cho biết, em sống với ông bà nội ở quận 4, sau khi học xong lớp 7 em đã nghỉ học. "Em đã theo học lớp làm móng tay được hơn tám tháng. Học ở đây, các cô dạy rất nhiệt tình lại không mất học phí. Nếu đi học bên ngoài, gia đình không biết lấy tiền đâu ra. Khi có nghề nghiệp ổn định, có việc làm em sẽ có tiền giúp đỡ ông bà bớt đi khó khăn" - Loan bộc bạch.

Nhiều học viên của trường, vừa đi học văn hóa, vừa tranh thủ học nghề. Buổi tối đi học lớp phổ cập giáo dục, ban ngày Phan Văn Minh lại tới trường học ngoại ngữ và vi tính. Ba mẹ mất sớm, Minh và chị gái tự kiếm sống nuôi nhau. Với mong muốn có việc làm ổn định, sau khi học xong chương trình vi tính văn phòng, em tiếp tục học chương trình sửa chữa máy tính. "Ðể học vi tính tốt em cũng tham gia lớp học Anh văn tại trường. Chỉ còn vài tháng nữa em học xong nghề rồi. Có nghề em có thể vừa đi làm vừa đi học tiếp văn hóa. Nhiều người quen của em cũng học nghề ở đây và giờ đã có việc làm ổn định" - Minh hào hứng cho biết. Cùng lớp học với Minh, Nguyễn Huỳnh Phúc Thái đang theo học ngành cơ khí - kỹ thuật Trường trung cấp Nguyễn Hữu Cảnh, quận 7. Ðể đáp ứng chương trình học trung cấp, em cần có chứng chỉ tin học nên theo học ở đây. Thái cho biết: "Ði học trung cấp mỗi học kỳ mất hơn hai triệu đồng. Ðể có tiền đóng học phí mẹ em phải đi vay mượn người quen. Ðược học tin học miễn phí ở đây giúp em bớt lo một khoản chi phí".

Theo Hiệu trưởng Phạm Thị Kim Oanh: "Số học viên tìm đến trường học ngày càng đông. Tuy nhiên, nhiều học viên cũng đã bỏ học giữa chừng, trong số đó một số gặp khó khăn về phương tiện đi lại. Ðể các em có thể yên tâm theo học, trường đã hỗ trợ các em xe đạp, vé xe buýt. Nhiều học viên sau khi học xong chương trình đã được giới thiệu việc làm miễn phí".

Những lớp học kế tiếp nhau tiếp tục được mở đã giúp học sinh nghèo có được nghề nghiệp để tự tin vững bước vào đời. Ðây thật sự là mô hình cần được nhân rộng, góp phần chắp cánh ước mơ cho trẻ em nghèo.

 

Xem thêm: Quyên góp cho trẻ em vùng cao "Bữa cơm có thịt"

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Nhandan