Trường Sĩ Quan Công Binh – Hệ Dân sự

Đại học Ngô Quyền
(Ngo Quyen University)
Thành lập năm: 1955
Tỉnh thành:Bình Dương
Địa chỉ:229B, Đường Bạch Đằng, Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương

Giới thiệu

Trường Sĩ quan Công binh, tiền thân là các lớp học đầu tiên do Cục Công binh tổ chức và Phân khoa Công binh, thuộc Trường Lục quân Trung học Trần Quốc Tuấn. Ngày 26 tháng 12 năm 1955, tại thôn Nội Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Giang) khai giảng lớp học đầu tiên, từ đó ngày 26/12 hàng năm trở thành Ngày truyền thống của Nhà trường. Tháng 3 năm1956: Phân hiệu Công binh chuyển từ Việt Yên về Đáp Cầu (thị xã Bắc Ninh, Hà Bắc); Ngày 27 tháng 4 năm 1964, Phân hiệu Công binh tách khỏi Trường Sĩ quan Lục quân tái thành lập Trường Sĩ quan Công binh. Từ đây Nhà trường chuyển sang thời kỳ xây dựng, phát triển mới.

Trong kháng chiến chống Pháp: Nhà trường đào tạo ngắn hạn cán bộ trung đội, đại đội công binh phục vụ cho các mặt trận. Trong kháng chiến chống Mỹ: Nhà trường đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn cán bộ trung đội, đại đội công binh; bồi dưỡng kỹ thuật và quân sự cho cán bộ dân chính; bồi dưỡng chính trị viên phó đại đội; đào tạo cán bộ quân đội Lào, Campuchia đáp ứng nhu cầu cán bộ cho các chiến trường.

Tháng 3 năm 1977, Nhà trường chuyển địa điểm đóng quân từ Đáp Cầu – Bắc Ninh vào Thủ Dầu Một, Sông Bé (nay là Bình Dương). Lúc này Nhà trường có hai cơ sở đào tạo: cơ sở 1 ở Thủ Dầu Một, cơ sở 2 vẫn đóng quân ở Đáp Cầu - Bắc Ninh.

Ngày 16 tháng 12 năm 1982, thực hiện quyết định của HĐBT, Trường Sĩ  quan Công binh đổi tên thành Trường sĩ quan CHKT Công binh nằm trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng của Nhà nước.

Bước vào thời kỳ đổi mới: Nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo đa cấp, đa ngành nhiều đối tượng cán bộ, học viên, sinh viên. Cụ thể:

- Đào tạo dài hạn: Sĩ quan phân đội chính trị, quân sự bậc cao đẳng, đại học( 5 năm, 4 năm); sĩ quan 3 năm;  cao đẳng chính trị, quân sự từ nguồn 801;

- Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn: Trung đội trưởng 801; hoàn thiện sĩ quan phân đội bậc đại học, cao đẳng; cán bộ chỉ huy, tham mưu trung, lữ đoàn công binh;  bồi dưỡng kiến thức chuyển loại cán bộ chính trị; Sĩ quan dự bị;

- Đào tạo trung cấp kỹ thuật: 18 tháng, 3 năm;

- Đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật sử dụng XMCB; thợ sửa chữa xe máy công binh; hạ sĩ quan chỉ huy;

- Đào tạo cao đẳng chỉ huy công binh công trình; tập huấn dò, tìm, xử lý bom, mìn, vật nổ cho Bộ Công an;

- Đào tạo Cao đẳng kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ (Hệ dân sự);

- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, học viên quân sự hai nước bạn Lào và Cam-pu-chia.

Ngày 31 tháng 12 năm 1997, Tư lệnh Binh chủng Công binh ra Chỉ thị số 78/CT-CB hợp nhất Trường Kỹ thuật Công binh vào trường Sĩ quan CHKT Công binh và lấy tên  Trường Sĩ quan Công binh.

Ngày 21 tháng 9 năm 1998, Thủ tướng Chính Phủ ký Quyết định số 180/1998/QĐ-TTg giao nhiệm vụ đào tạo sĩ quan phân đội bậc đại học.

Hiện nay, Nhà trường thường xuyên đào tạo 14 đối tượng, lưu lượng hàng năm bình quân từ 2300 đến 2500 học viên quân sự, 1000 sinh viên dân sự; tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật quân sự phục vụ cho chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trường Sĩ quan Công binh, tiền thân là các lớp học đầu tiên do Cục Công binh tổ chức và Phân khoa Công binh, thuộc Trường Lục quân Trung học Trần Quốc Tuấn. Ngày 26 tháng 12 năm 1955, tại thôn Nội Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Giang) khai giảng lớp học đầu tiên, từ đó ngày 26/12 hàng năm trở thành Ngày truyền thống của Nhà trường. Tháng 3 năm1956: Phân hiệu Công binh chuyển từ Việt Yên về Đáp Cầu (thị xã Bắc Ninh, Hà Bắc); Ngày 27 tháng 4 năm 1964, Phân hiệu Công binh tách khỏi Trường Sĩ quan Lục quân tái thành lập Trường Sĩ quan Công binh. Từ đây Nhà trường chuyển sang thời kỳ xây dựng, phát triển mới.

Trong kháng chiến chống Pháp: Nhà trường đào tạo ngắn hạn cán bộ trung đội, đại đội công binh phục vụ cho các mặt trận. Trong kháng chiến chống Mỹ: Nhà trường đào tạo, bồi dưỡng dài hạn,...