Sự kiện: DU HỌC ÚC - ĐẠI HỌC QUỐC TẾ

Có thể nói Melbourne là một trong những trường đại học hàng đầu của Úc với đội ngũ giáo sư nghiên cứu nổi tiếng. Chính vì vậy mà từ trước đến nay trường Đại học Melbourne vẫn thường được ‘khoác’ cho chiếc áo ‘hàn lâm’ trong phương pháp giảng dạy.

Học ở trường Melbourne - dễ hay khó?

Một số sinh viên khi nhắc đến Đại học Melbourne thì lè lưỡi: “Nghe nói trường đấy học khó lắm!”. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người không dám đăng ký học tại trường này vì cảm thấy không đủ sức. Thiếu tự tin và ngại khó là hai yếu tố cản trở họ trong việc quyết tâm theo học tại một trường đại học danh tiếng. Ngoài ra, cái lý do ‘nghe nói’ đó còn là rào cản trong việc tìm kiếm thông tin về khóa học cũng như trao đổi trực tiếp với các chuyên gia tư vấn giáo dục của trường. Điều này đã khiến cho trường Đại học Melbourne vô hình trung trở thành con ‘ngáo ộp’ trong con mắt không ít sinh viên Việt Nam.

 

du hoc uc, truong dai hoc tai uc

Trường đại học Melbourn

 

Sự thật của những lời ‘nghe nói’ này là gì?

Theo Đặng Quốc Hiệp, cựu sinh viên xuất sắc Đại học Ngoại thương Hà Nội, từng đạt giải Vàng tại cuộc thi “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ 2003” cùng với rất nhiều giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp Bộ cũng như cấp Trường khác và đang theo học chương trình Thạc sĩ Tài chính Ứng dụng tại Đại học Melbourne thì cách dạy tại đây kết hợp khá tốt giữa hàn lâm và thực tế.

 

Các giáo sư trực tiếp giảng dạy chuyên ngành của anh có rất nhiều kinh nghiệm vì đồng thời họ còn làm quản lý ở các ngân hàng lớn như ANZ hoặc Commonwealth nên tính thực tiễn rất cao. Theo anh, không khó để đạt điểm trung bình (50/50) nhưng để đạt được điểm cao thì sinh viên phải thực sự đào sâu suy nghĩ và việc học sẽ trở nên quá tải vì khối lượng tài liệu rất lớn. “Việc quá tải hay không phụ thuộc vào cách học và mục tiêu của mỗi người vì cùng một vấn đề nhưng học để đỗ là chuyện khác, còn học để hiểu sâu vấn đề lại là chuyện khác”, Hiệp chia sẻ.

Hàn lâm hay thực tế?

Có thể nói Melbourne là một trong những trường đại học hàng đầu của Úc với đội ngũ giáo sư nghiên cứu nổi tiếng. Chính vì vậy mà từ trước đến nay trường Đại học Melbourne vẫn thường được ‘khoác’ cho chiếc áo ‘hàn lâm’ trong phương pháp giảng dạy.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc, giảng viên khoa Giáo dục Đại học Melbourne, phương pháp giảng dạy tại đây có nhiều điểm khác biệt so với những nơi khác.

Trả lời cho câu hỏi liệu phương pháp dạy ở trường Melbourne có mang nặng tính hàn lâm hay không, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc - giảng viên khoa Giáo dục Đại học Melbourne, cười tươi “tôi cũng nghe thấy lời đồn đại này nhiều lần rồi nhưng trong chuyên ngành của tôi thì hoàn toàn không đúng. Những điều mà chúng tôi mang ra giảng dạy là từ những dự án vừa kết thúc hoặc đang làm. Vì thế đấy là những kiến thức cập nhật nhất mà đôi khi không có trong sách nào cả hoặc là sách vừa mới viết thì chúng tôi đã mang ra giảng dạy sinh viên rồi. Điều này đòi hỏi sinh viên phải nắm kiến thức rất chắc để có thể hiểu và theo kịp những thông tin mới nhất trong ngành của mình.”

Cũng theo Tiến sỹ Cúc, hệ đại học ở trường Melbourne thường tuyển những học sinh giỏi nhất của tiểu bang Victoria. Hệ thạc sĩ hoặc tiến sĩ cũng đòi hỏi rất cao về kết quả học tập và cả điểm tiếng Anh IELTS. Sinh viên Việt Nam có ưu điểm là tư duy tốt, có điểm đầu vào cao và chăm chỉ. Tuy nhiên nhược điểm chính của sinh viên Việt Nam là tiếng Anh và khả năng phê phán cũng như liên hệ thực tế kém.

Lời khuyên để học tốt

Là một sinh viên, Đặng Quốc Hiệp thường xuyên đọc bài giảng trước khi đến lớp vì việc này hiệu quả hơn là sau khi về nhà mới đọc lại bài giảng. “Quan điểm của Hiệp là đến lớp nghe giảng không phải là để tiếp nhận những kiến thức mới mà chủ yếu là mình kiểm nghiệm lại những điều đã học và hiểu với những gì mà thầy truyền đạt. Ngoài ra thời gian trên lớp rất quý báu để đưa ra thắc mắc trong quá trình đọc bài giảng trước.” Quan trọng hơn cả là bằng cách học này, anh có thể rút ra được nhiều vấn đề liên quan đến Việt Nam không có trong nội dung bài giảng để chủ động đưa ra câu hỏi cho giáo sư. Về việc tự nghiên cứu, Hiệp cho biết sinh viên nên tìm kiếm thông tin trên các diễn đàn của ngành mà mình theo học. Anh thường xuyên đọc các bài phát biểu, báo cáo về ngành, công ty, nền kinh tế và “những báo cáo đó chỉ cần xuất hiện bên Mỹ một ngày thì ở Việt Nam cũng đã có rồi.”

Theo Tiến sỹ Cúc, trước tiên sinh viên phải “tích cực, chủ động, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng”. Yêu cầu đầu vào bậc học đại học tại trường Melbourne khá cao so với mặt bằng chung nên các giáo sư cũng đòi hỏi sinh viên phải học một cách tích cực để đạt được một khối lượng lý thuyết và kiến thức ‘hàn lâm’ nhất định trước khi đem áp dụng vào thực tế. Tiến sỹ Cúc còn đóng góp thêm ý kiến về cách học ở bậc sau đại học: “Nếu như anh bước vào khóa học thạc sĩ và tiến sĩ mà có một định hướng rõ ràng và luôn liên hệ với thực tế, ví dụ với kiến thức thầy giảng tôi sẽ áp dụng những gì và như thế nào thì anh sẽ học giỏi.”

Một số thông tin khác về Đại học Melbourne

Là một trong những trường đại học lâu đời nhất của Úc được thành lập năm 1853, Đại học Melbourne xếp thứ 21 trên thế giới theo thống kê của tạp chí The Times của Anh năm 2007. Trường có khoảng 44.000 sinh viên, trong đó sinh viên quốc tế chiếm 27% và đến từ 113 quốc gia trên thế giới.

Đại học Melbourne đứng đầu nước Úc về các khóa học nghiên cứu và nằm trong top dẫn đầu về chất lượng giảng dạỵ. Phương pháp giảng dạy xuất sắc của trường đã được ghi nhận bằng giải thưởng trị giá 8,3 triệu đô la trong ba năm liên tiếp từ Quỹ hỗ trợ thành tích dạy và học của Chính phủ Úc.

Sinh viên tốt nghiệp Đại học Melbourne được các công ty ‘săn’ nhiều nhất ở Úc và trên thế giới. Trường xếp thứ 9 toàn cầu về số lượng sinh viên sau khi ra trường tìm được việc làm tốt với tỷ lệ 87,5% so với mức trung bình 85,2% của Úc.

Quốc tế, trường quốc tế, trường đại học quốc tế, đại học quốc tế

Đăng ký nhận thông tin trường đại học quốc tế qua email tại ô bên dưới

Kênh Tuyển Sinh