Chương trình đào tạo hệ Thạc sĩ kéo dài trong 2 năm, được chia làm 4 học kỳ (HK): HK1, HK2 năm thứ nhất (M1); HK3, HK4 năm thứ 2 (M2). Ngoại trừ chương trình thạc sĩ QCF (trong khuôn khổ thỏa thuận giữa USTH và Viện John von Neumann (JVN), ĐHQG TP HCM), sau khi tốt nghiệp hệ Thạc sĩ, học viên được cấp 02 bằng của Pháp và Việt Nam, được công nhận rộng rãi trên thế giới.


Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội Tuyển sinh thạc sĩ đợt 2, 2018 - Ảnh 1

 

Chương trình đào tạo hệ Thạc sĩ tại trường ĐHKHCNHN gắn liền thực tiễn với thực hành và thực tập tại trường cũng như tại cơ sở của các đối tác nghiên cứu, doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài của Trường. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Trường bao gồm 100% là các Giáo sư, Tiến sĩ của Pháp và Việt Nam giàu kinh nghiệm giảng dạy quốc tế. Ngôn ngữ giảng dạy tại trường ĐHKHCNHN là tiếng Anh. Bao gồm:

  • Khoa học Vật liệu và Công nghệ Nano
  • Năng lượng
  • Vũ trụ
  • Nước - Môi trường - Hải dương học
  • Công nghệ Sinh học – Dược học
  • Công nghệ Thông tin và Truyền thông
  • Khoa học Tài chính Tính toán Định lượng

Đối với học viên đang làm việc tại các công ty, các Trường Đại học và viện nghiên cứu, Trường tiếp tục tuyển sinh các lớp hệ Thạc sĩ đào tạo vào buổi tối và cuối tuần,  với 03 chuyên ngành sau:

- Nước - Môi trường - Hải dương học;

- Công nghệ Thông tin và Truyền thông;

- Năng lượng

(Lưu ý: Chương trình học buổi tối và cuối tuần của 03 chuyên ngành trên sẽ được mở nếu có đủ số lượng sinh viên đăng ký).

CHỈ TIÊU TUYỂN SINH

Năm học 2017 - 2018, Trường ĐHKHCNHN triển khai tuyển sinh trong nước và quốc tế với chỉ tiêu tuyển sinh là 105  học viên.



Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội Tuyển sinh thạc sĩ đợt 2, 2018 - Ảnh 2

 

ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Sinh viên Việt Nam và nước ngoài, đã tốt nghiệp đại học các ngành liên quan trước năm 2017 hoặc sẽ tốt nghiệp đại học trong năm 2017, có kết quả học tập từ Trung bình khá trở lên, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập đều có thể dự tuyển.

HÌNH THỨC TUYỂN SINH

Trường ĐHKHCNHN tuyển sinh 2 đợt theo hình thức xét tuyển hai bước: Sơ tuyển và Phỏng vấn.

Hạn chót nhận hồ sơ dự tuyển đợt 2: 20/8/2017

Sơ tuyển: Xét hồ sơ (xem mục Hồ sơ đăng ký dự tuyển)

Phỏng vấn: Sau khi sơ tuyển, nhà trường sẽ tổ chức các hội đồng phỏng vấn trực tiếp các thí sinh bằng tiếng Anh. Chi tiết thông tin phỏng vấn được báo qua email và điện thoại. Kết quả được thông báo đến từng thí sinh trong vòng 10 ngày sau khi phỏng vấn qua email và đường bưu điện.

Sau khi trúng tuyển, học viên sẽ được bố trí vào các lớp học tiếng Anh tăng cường phù hợp với trình độ. Cuối khóa học này, nếu không đạt yêu cầu về ngoại ngữ, học viên sẽ được yêu cầu tiếp tục theo khoá tiếng Anh tăng cường tại Trường đến khi đủ trình độ.

TIÊU CHÍ XÉT TUYỂN

Bảng điểm đại học loại Trung bình khá trở lên;

Bằng tốt nghiệp đại học loại Trung bình khá trở lên*;

Trình độ ngoại ngữ tiếng Anh giao tiếp;

Các văn bằng chứng chỉ chứng minh trình độ ngoại ngữ (TOEFL, IELTS,v.v.) (nếu có)

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN

Đơn đăng ký dự tuyển năm học 2017 - 2018  (có dán ảnh 3x4, chụp không quá 6 tháng);

  • Khoa học Vật liệu và Công nghệ Nano
  • Năng lượng
  • Vũ trụ
  • Nước - Môi trường - Hải dương học
  • Công nghệ Sinh học – Dược học
  • Công nghệ Thông tin và Truyền thông
  • Khoa học Tài chính Tính toán Định lượng

Thư bằng tiếng Anh trình bày mục đích, nguyện vọng học tại trường USTH.

Bản dịch tiếng Anh công chứng bằng tốt nghiệp đại học*;

Bản dịch tiếng Anh công chứng bảng điểm đại học. Thí sinh không theo thang điểm 10 cần nộp một văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải thích thang điểm áp dụng và/hoặc cách tính tương đương sang thang điểm 10;

Thư giới thiệu;

Văn bằng, chứng chỉ quốc tế chứng minh khả năng ngoại ngữ (TOEFL, IELTS, v.v.), bằng khen, bằng chứng nhận thành tích học tập, học bổng (nếu có).

* Sinh viên chưa có Bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Bảng điểm Đại học, có thể nộp trước Chứng nhận tốt nghiệp Đại học hoặc Bảng điểm Đại học tạm thời (bản sao công chứng và bản dịch sang tiếng Anh). Trong trường hợp trúng tuyển, sinh viên cần bổ sung Bằng tốt nghiệp đại học cũng như Bảng điểm đại học chính thức để được công nhận kết quả trúng tuyển.

Sinh viên nộp hồ sơ và đơn đăng ký dự tuyển theo địa chỉ: Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Tòa nhà Đào tạo và Dịch vụ, số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội và email hồ sơ cùng đơn đăng ký dự tuyển tới Khoa đăng ký dự tuyển với tiêu đề “Admissions Master-<TÊN KHOA>-<HỌ><TÊN>” (ví dụ: Admissions Master-BIO-NGUYEN VAN A).

CÁC KHOẢN PHÍ VÀ HỌC PHÍ

Lệ phí phỏng vấn: 100.000 đồng/thí sinh, không trả lại trong mọi trường hợp (không áp dụng cho sinh viên thường trú tại nước ngoài).

Học phí với sinh viên có Quốc tịch Việt Nam: 43.000.000 đồng (tương đương 1.900 USD)/năm học, thu theo học kỳ, không thay đổi trong toàn bộ khóa học.

Học phí với sinh viên nước ngoài: 90.000.000 đồng (tương đương 4.000 USD)/năm học.

Miễn phí cho học viên đến từ các trường đại học thuộc liên minh các trường đại học Pháp.

Miễn phí học phí khóa tiếng anh tăng cường.

HỌC BỔNG VÀ HỖ TRỢ SINH HOẠT PHÍ

Trường ĐHKHCNHN có nhiều suất học bổng dành cho học viên từ nguồn hỗ trợ và tài trợ bởi các nhà tài trợ bên ngoài (Ngân hàng phát triển Châu Á và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam) cùng với nguồn lớn từ ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp.

Học bổng và mức hỗ trợ sinh hoạt phí lên tới 100% học phí và phí sinh hoạt. Việc nhận hồ sơ, đánh giá hồ sơ và phỏng vấn được thực hiện sau khi học viên nhập học.

Theo Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội