>> Điểm thi tốt nghiệp 2015 >> Điểm thi đại học 2015 >> Điểm chuẩn đại học 2015


Tuyển sinh 2015 Đại học y Hà Nội: 9 điểm/môn mới hi vọng trúng tuyển đa khoa

Ngành Bác sỹ Đa khoa (ĐH Y Hà Nội) hiện có số lượng đăng ký nguyện vọng 1 nhiều nhất với 476 hồ sơ.

Theo thống kê về hồ sơ đăng ký xét tuyển của ĐH Y Hà Nội tính đến cuối ngày 8/8, ngành Bác sỹ đa khoa mới chỉ nhận được 484 hồ sơ nhưng có đến 467 em có mức điểm từ 26,0 trở lên.

Với tổng chỉ tiêu năm nay của trường là 500 nhưng số lượng thí sinh đăng ký tuyển thẳng sẽ nhiều nên sự cạnh trạnh còn lại sẽ rất khốc liệt.

Thống kê đến ngày 8/8 của ĐH Y Hà Nội, ngành Bác sỹ Đa khoa có số lượng đăng ký nguyện vọng 1 nhiều nhất với 476 hồ sơ, tiếp đến là ngành bác sỹ Y học dự phòng với 40 hồ sơ. Tuy nhiên ở NV2 cho thấy sự tăng vọt số thí sinh đăng ký vào ngành Bác sỹ Răng Hàm Mặt với 335 hồ sơ. Qua đây cho thấy có nhiều thí sinh chọn NV1 là Bác sỹ Đa khoa và NV2 là Bác sỹ Răng Hàm Mặt.

Đối với ngành Bác sỹ Đa khoa, mức tổng điểm xét tuyển cao nhất (tổng điểm của tổ hợp xét tuyển + điểm ưu tiên) là 32,25. Số thí sinh đạt từ 26,75 trở lên là 441 em, từ 27,0 trở lên là 425. Trong thời gian tới nhiều khả năng vẫn còn biến động khi thí sinh đạt điểm cao tiếp tục nộp hồ sơ xét tuyển vào trường.

Theo thông lệ hàng năm, số lượng tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của ĐH Y Hà Nội dao động trong phạm vi từ 50-100 em. Như vậy số chỉ tiêu còn lại để xét tuyển chi dao động ở mức 400-450. Qua đây cho thấy, chỉ có thí sinh đạt 9 điểm/môn mới có cơ hội trúng tuyển vào ngành Bác sỹ Đa khoa.

Một điều khá thú vị về nộp hồ sơ xét tuyển của ĐH Y Hà Nội, có những em điểm thi rất thấp (tổng điểm xét tuyển có em đạt 13,25) vẫn “cố tính” nộp đăng ký vào ngành Bác sỹ Đa khoa. Để có cơ hội trúng tuyển ĐH, những thí sinh này nên rút hồ sơ sớm để kịp thời gian đăng ký vào trường khác.

ĐH Ngoại thương công bố độ lệch điểm trúng tuyển giữa các khối

Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố độ lệch điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp môn xét tuyển (khối thi) cho từng ngành trong kỳ tuyển sinh đại học chính quy năm 2015.

Theo đó, độ lệch điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp môn xét tuyển ở hầu hết các ngành so với tổ hợp gốc (khối A00: toán-lý-hóa) là - 1,5 điểm.

Điều này có nghĩa, nếu điểm chuẩn trúng tuyển ngành kinh tế của Trường ĐH Ngoại thương - cơ sở II tại TP.HCM là 27 điểm ở khối A00 thì điểm chuẩn của ba khối còn lại của ngành này (A01, D01, D06) sẽ thấp hơn 1,5 điểm là 25,5 điểm.

Tại cơ sở Hà Nội, hai ngành: ngôn ngữ Trung (ở khối D04: Toán - Văn - tiếng Trung) và ngôn ngữ Nhật (ở khối D6: Toán - Văn - tiếng Nhật) có độ lệch so với tổ hợp gốc (khối D01: Toán - Văn - tiếng Anh) cao nhất là - 3 điểm.

Riêng cơ sở Quảng Ninh điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp môn xét tuyển ngang nhau.

Cụ thể như sau:

STT

Tên ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

Độ lệch so với tổ hợp gốc

I

HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

1

Cơ sở Hà Nội

1.1

Ngành Kinh tế

D310101

A00 (Toán, Lý, Hoá) (gốc)

A01(Toán, Lý, Tiếng Anh)

D01(Toán, Văn, Tiếng Anh)

D02(Toán, Văn, Tiếng Nga)

D03(Toán, Văn, Tiếng Pháp)

D04(Toán, Văn, Tiếng Trung)

D06(Toán, Văn, Tiếng Nhật)

0

-1.5

-1.5

-1.5

-1.5

-1.5

-1.5

1.2

Ngành Quản trị Kinh doanh

D340101

A00 (gốc)

A01

D01

0

-1.5

-1.5

1.3

Ngành Tài chính – Ngân hàng

D340201

A00 (gốc)

A01

D01

0

-1.5

-1.5

1.4

Ngành Kinh doanh quốc tế

D340120

A00 (gốc)

A01

D01

0

-1.5

-1.5

1.5

Ngành Kinh tế quốc tế

D310106

A00 (gốc)

A01

D01

D03

0

-1.5

-1.5

-1.5

1.6

Ngành Luật

D380101

A00 (gốc)

A01

D01

0

-1.5

-1.5

1.7

Ngành ngôn ngữ Anh

D220201

D01

0

1.8

Ngành ngôn ngữ Pháp

D220203

D03

0

1.9

Ngành ngôn ngữ Trung

D220204

D01 (gốc)

D04

0

-3

1.10

Ngành ngôn ngữ Nhật

D220209

D01 (gốc)

D06

0

-3

2

Cơ sở Quảng Ninh

2.1

Ngành Quản trị kinh doanh

D340101

A00 (gốc)

A01

D01

0

0

0

2.2

Ngành Kinh doanh quốc tế

D340120

A00 (gốc)

A01

D01

0

0

0

3

Cơ sở TP Hồ Chí Minh

 

 

 

3.1

Ngành Kinh tế

D310101

A00 (gốc)

A01

D01

D06

0

-1.5

-1.5

-1.5

3.2

Ngành Quản trị kinh doanh

D340101

A00 (gốc)

A01

D01

0

-1.5

-1.5

3.3

Ngành Tài chính – Ngân hàng

D340201

A00 (gốc)

A01

D01

0

-1.5

-1.5

II

HỆ LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC CHÍNH QUY (Tại Cơ sở Hà Nội)

1

Ngành Quản trị kinh doanh

D340101

A00 (gốc)

A01

D01

0

0

0

Nhiều trường quy định thời gian rút hồ sơ đăng ký xét tuyển

Đến thời điểm này các trường ĐH và CĐ đã trải qua nửa chặng đường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1. Đây cũng là thời điểm thí sinh sau khi nộp hồ sơ cân nhắc việc giữ nguyên, điều chỉnh hay rút hồ sơ nộp vào trường khác để có cơ hội trúng tuyển cao hơn.

Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2015, thí sinh được quyền rút hồ sơ đã nộp để nộp vào trường khác, ngành khác trong khoảng thời gian 20 ngày của đợt xét tuyển nguyện vọng 1. Trên cơ sở này, các trường có những quy định riêng về việc rút hồ sơ.

Theo đó, Trường ĐH Mở TP.HCM cho phép thí sinh rút hồ sơ đến trước 11 giờ 30 ngày 20.8 và thí sinh được trả lại giấy chứng nhận kết quả thi vào buổi làm việc tiếp theo sau khi nộp đơn.

Trong khi đó nhiều trường ĐH cho biết giải quyết ngay việc trả hồ sơ cho thí sinh để thí sinh không phải chờ như: Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Sài Gòn…

Riêng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM quy định lịch trả hồ sơ xét tuyển cho thí sinh. Theo đó, trường sẽ nhận hồ sơ đăng ký rút hồ sơ xét tuyển mỗi ngày nhưng thực hiện việc trả hồ sơ vào các ngày gồm: 10, 13, 16 và 19.8. Sau ngày trả hồ sơ 1 ngày, trường sẽ thực hiện việc xóa dữ liệu thí sinh trên hệ thống. Riêng 2 ngày cuối 19 và 20.8, trường này không giải quyết việc nhận hồ sơ rút hồ sơ.

Theo ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng Công tác học sinh sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, thí sinh phải trực tiếp đến trường xuất trình CMND và biên nhận hồ sơ (giấy báo phát nếu chuyển qua đường bưu điện) để làm thủ tục. Trường hợp ủy quyền cho người khác, người được ủy quyền phải mang theo CMND và giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Cách xét 4 ngành học trong một trường như thế nào?

Năm nay, thí sinh được phép đăng ký tối đa 4 ngành trong một trường và xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.

Theo quy định xét tuyển năm nay, thí sinh được phép đăng ký tối đa 4 ngành trong một trường và xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Cách xét 4 ngành đó trong một trường như thế nào?

Trả lời:

Quy định xét 4 nguyện vọng trong một trường theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4 được hiểu như sau:

+ Nếu thí sinh có mức điểm có thể trúng tuyển vào nhiều ngành, chỉ được xét vào ngành có thứ tự ưu tiên cao nhất;

+ Nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1, sẽ được chuyển sang nguyện vọng 2 và xét bình đẳng với các thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành đó và tương tự như vậy đối với các nguyện vọng 3, 4;

+ Các nguyện vọng 1, 2, 3, 4 trong một trường được xét đồng thời (thực hiện bằng phần mềm xét tuyển do Bộ GD&ĐT cung cấp hoặc phần mềm do trường xây dựng với thuật toán do Bộ GDĐT cung cấp);

+ Trong 4 nguyện vọng, thí sinh có thể đăng ký đồng thời cả ngành đại học và cao đẳng (nếu trường có đào tạo cao đẳng).

Làm thế nào để rút hồ sơ xét tuyển Đại học, Cao đẳng?

Thí sinh có thể đến trực tiếp trường để rút hồ sơ hoặc có thể ủy quyền cho người thân đến trường rút hồ sơ.

Trong thời gian xét tuyển Nguyện vọng 1, ít nhất 3 ngày 1 lần, các trường sẽ công bố danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường để thí sinh tiện theo dõi và rút hồ sơ xét tuyển để chuyển sang trường khác có khả năng đỗ cao hơn.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong thời gian xét tuyển sinh 2015 NV1, thí sinh có quyền rút hồ sơ xét tuyển để chuyển sang trường khác.

1. Thí sinh phải đến trực tiếp trường để rút hồ sơ, thí sinh phải mang theo chứng minh thư nhân dân.

2. Hoặc viết giấy ủy quyền (bằng văn bản) cho người thân đến trường rút hồ sơ (Người được ủy quyền phải mang theo giấy tờ ủy quyền có xác nhận của ủy ban nhân dân hoặc công an địa phương kèm theo chứng minh nhân dân của mình)

Thí sinh xin rút hồ sơ đăng ký xét tuyển phải nộp đơn xin rút hồ sơ xét tuyển theo mẫu.

Tổng hợp tin tức tuyển sinh 2015 nổi bật ngày 10/8

Mẫu đơn rút hồ sơ đăng ký xét tuyển Đại học năm 2015

Đối với các thí sinh khi đi nộp hồ sơ trực tiếp tại trường cần giữ lại biên lai đóng lệ phí xét tuyển, những thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện chuyển phát nhanh phải giữ lại hóa đơn để nếu trường nào yêu cầu sẽ nộp để rút hồ sơ sang trường khác.

Học sinh cần theo dõi liên tục 3 ngày một lần trường sẽ cập nhật danh sách học sinh đã nộp hồ sơ vào trường, dựa vào chỉ tiêu của trường và điểm số của bản thân so với các bạn cùng nộp vào trường để có quyết định thông mình và sáng suốt.

Khi nộp hồ sơ sang trường mới nộp tương tự như hồ sơ đã làm trước đó. Theo quy định, ngày 20/08 sẽ hết hạn nộp hồ sơ NV1

Bao giờ các trường đại học công bố điểm chuẩn?

Theo quy định, chậm nhất 5 ngày sau khi hết thời hạn đăng ký xét tuyển của mỗi đợt, các trường sẽ công bố kết quả xét tuyển.

Em có 20 ngày để có quyền rút hồ sơ nộp vào trường khác. Sau bao nhiêu ngày, em biết điểm trúng tuyển của các trường?

Trả lời:

Thời gian đăng ký xét tuyển và công bố kết quả xét tuyển được thực hiện theo lịch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

Chậm nhất 5 ngày sau khi hết thời hạn đăng ký xét tuyển của mỗi đợt, các trường sẽ công bố kết quả xét tuyển.

Rút hồ sơ như thế nào để tránh rủi ro?

Nhiều thí sinh và phụ huynh cố gắng chờ đợi đến phút chót để đưa ra quyết định rút hồ sơ. Tuy nhiên, điều rủi ro ở chỗ sẽ có nhiều người cùng suy nghĩ như vậy, sẽ gây quá tải.

Trải qua tuần đầu tiên nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1, TS Lê Việt Thủy – Phó trưởng phòng Đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân - đưa ra lời khuyên, thí sinh nên rút hồ sơ trước ngày 19/8.

Theo TS Thủy, nhiều thí sinh và phụ huynh cố gắng chờ đợi đến phút chót để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, điều rủi ro ở chỗ sẽ có nhiều người có suy nghĩ như vậy nên việc rút hồ sơ và nộp hồ sơ vào ngày cuối cùng sẽ quá tải.

\'Chiến đấu\' sau khi nộp hồ sơ xét tuyển như thế nào?

PGS.TS Đỗ Văn Xê - Hiệu phó Đại học Cần Thơ - tư vấn về nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 vào đại học, cao đẳng.

PGS.TS Đỗ Văn Xê chia sẻ: Thí sinh cần thường xuyên theo dõi để biết vị trí của mình trong danh sách các ngành đã đăng ký.

Nếu ở dưới mức an toàn, thí sinh chuyển sang ngành có điểm thấp hơn. Nếu không còn ngành nào có điểm thấp hơn điểm của mình thì xin rút hồ sơ nộp vào trường khác có điểm thấp hơn.

Nếu không muốn làm như trên, thí sinh có thể luyện thi vào năm sau để có quyền lựa chọn nhiều hơn.

Thí sinh cũng có thể làm công việc nào đó phù hợp năng lực của mình. Các em hãy luôn nhớ rằng, không phải cứ vào cao đẳng, đại học mới trở thành người có ích cho xã hội.

Thực tế cho thấy, rất nhiều người chưa từng bước vào ngưỡng cửa trường đại học nhưng vẫn tự lo cho bản thân và gia đình và có đóng góp đáng kể cho xã hội và đất nước

Tổng hợp