Điều chỉnh Quy chế kỳ thi THPT quốc gia

Bộ GD&ĐT đã có những điều chỉnh về Quy chế kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các thí sinh tham dự kỳ thi. Trước tiên, các thí sinh sẽ thuận lợi về giao thông. Thay vì chỉ có 5 cụm thi như trước đây, sắp tới cả nước sẽ có 38 cụm liên tỉnh. Như vậy, việc đi lại của thí sinh giữa các cụm liên tỉnh sẽ dễ dàng thuận lợi hơn. Bộ GD&ĐT cho biết sẽ làm việc với các địa phương để chọn những địa điểm thi thuận lợi nhất cho thí sinh và gia đình

Tin nhanh tuyển sinh THPT kỳ thi quốc gia ngày 13/03

Một vấn đề khác, quy định thí sinh không trúng tuyển tại đợt xét tuyển nguyện vọng 1 sẽ phải trực tiếp đến các trường này để rút hồ sơ ứng tuyển, nộp sang trường khác. Như vậy, quy định này sẽ dẫn đến tình trạng hàng ngàn thí sinh đổ về các trường để rút và nộp hồ sơ. Để xử lý vấn đề trên, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét sử dụng công cụ tin học để hỗ trợ các thí sinh. Phần mềm này cho phép thí sinh có thể vừa rút hồ sơ tại trường xét tuyển đợt 1, và nộp hồ sơ sang trường xét tuyển đợt 2 qua mạng. Tất nhiên cùng với đó, hình thức nộp hồ sơ trực tiếp vẫn được duy trì.

Địa phương chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia

Quy chế kỳ thi THPT quốc gia với nhiều nội dung đổi mới đang được các địa phương gấp rút phổ biến tới các trường học. Những vấn đề như tư vấn, ôn tập, tư vấn về những vấn đề còn băn khoăn, thắc mắc… đang được các địa phương gấp rút thực hiện. Ráo riết tư vấn, ôn tập cho thí sinh, Ngay sau khi quy chế kỳ thi THPT quốc gia được ban hành, các địa phương đã kịp thời tổ chức các buổi phổ biến, tư vấn và lắng nghe ý kiến từ cơ sở. Đây được xem là khâu quan trọng và một số thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… đã thực hiện tốt.

Phân vân chọn môn thi: Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 đang đến gần nhưng nhiều học sinh và giáo viên các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định, Phú Yên vẫn còn nhiều thắc mắc, băn khoăn, dẫn đến lo lắng.

Lúng túng về môn thi, cụm thi

Ngày 12.3, trao đổi với PV Thanh Niên, nhiều học sinh (HS) lớp 12 ở TP.Quy Nhơn (Bình Định) cho biết đang phân vân lựa chọn môn thi thứ 4 trong kỳ thi THPT, ngoài 3 môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ. Đối với các thí sinh dự thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển sinh ĐH, CĐ, ngoài 4 môn kể trên còn phải tính toán chọn đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với tổ hợp các môn thi để xét tuyển do trường ĐH, CĐ quy định.

Chu Bảo Long, HS lớp 12 Trường THPT Hùng Vương, cho biết: “Vấn đề mà tụi em còn lo ngại là cụm thi cho thí sinh dự thi sẽ được tổ chức như thế nào và cấu trúc đề thi giữa phần tự luận và trắc nghiệm đối với các môn ra sao?”. Tương tự, Lê Anh Hào, lớp 12A4 Trường THPT Trần Cao Vân, mong muốn: “Trong quá trình ôn tập, tụi em rất cần biết thông tin về cấu trúc đề thi để có hướng ôn tập hợp lý”. Trần Thị My, lớp 12A1 của trường này, cũng lo lắng chưa biết thi tại địa điểm nào vì Bộ GD-ĐT chỉ mới dự kiến nhưng chưa có quyết định chính thức về việc tổ chức điểm thi tại TP.Quy Nhơn.

Bà Nguyễn Thị Phương Minh, Phó hiệu trưởng Trường THPT Trần Cao Vân, cho biết lãnh đạo nhà trường cũng rất lúng túng trước những thắc mắc của HS về hình thức thi, cấu trúc đề thi... Việc Bộ tổ chức 2 cụm thi cũng có nhiều vấn đề đáng phải quan tâm như việc luân chuyển HS dự thi, giáo viên coi thi, giáo viên chấm thi và sự công bằng giữa các cụm thi. “Bộ công bố các cụm thi và giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức coi thi, chấm thi cho các trường đại học đủ năng lực có thể dẫn đến sự chênh lệch điểm bài thi, nhất là các môn tự luận”, bà Minh nói.

Nhiều lãnh đạo các trường THPT tại Bình Định cũng cho rằng Bộ cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện các quy định trong quy chế. Đặc biệt, năm nay không ít trường ĐH, CĐ có nhiều tổ hợp môn xét tuyển mới không giống các khối thi truyền thống như các năm trước cũng khiến cho HS gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn môn thi. “Chúng tôi đã tổ chức cho HS lớp 12 ôn tập các môn nhưng đối với môn tiếng Anh thì chưa rõ cấu trúc đề nên gặp lúng túng”, ông Nguyễn Văn Thật, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bình Định, cho biết.

Ông Đào Đức Tuấn, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định, mong muốn: “Một trong những điều HS hết sức quan tâm là môn thi tự chọn. Các em cần phải biết năng lực bản thân, sở thích của mình phù hợp với ngành nghề nào, nên thi vào trường nào và lựa chọn các môn thi nào để được xét tuyển vào trường ĐH, CĐ có ngành mình chọn. Việc được tư vấn rõ ràng, giúp các em chọn đúng môn sở trường, yên tâm, tự tin đến với kỳ thi mới mẻ này”.

Chưa biết chọn trường, chọn ngành nào

Hiện vẫn còn nhiều HS ở Phú Yên rất mập mờ trong việc chọn trường, chọn ngành. Nguyễn Đoàn Hoàng Sang, HS Trường THPT Nguyễn Văn Linh (H.Đông Hòa), nói: “Tụi em chỉ mới tìm hiểu thông tin về các ngành học, các trường để xem có phù hợp với học lực và sở thích của mình không. Lên mạng internet tìm hiểu nhưng em cũng thấy rất mông lung, rối bời nên vẫn chưa thể chọn được”.

Đặc biệt, rất nhiều HS lo lắng về cơ hội việc làm đối với ngành nghề mà mình yêu thích. “Em thích ngành quản trị kinh doanh nhưng sợ ra trường khó xin việc làm nên sau đó lại quyết định thi vào ngành hóa dầu. Tỉnh Bình Định và Tập đoàn dầu khí Thái Lan đang xúc tiến đầu tư dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội nên em hy vọng mình ra trường sẽ có việc làm ngay tại quê nhà. Nhưng hiện em không biết trường nào có đào tạo ngành hóa dầu và chọn thi môn nào để xét tuyển vào ngành này?”, Trần Thị Ngọc Hà, HS lớp 12A4 Trường THPT Trần Cao Vân (TP.Quy Nhơn), thắc mắc.

Tuyển sinh 2015: Đang có nhiều điểm gây ngờ vực cho xã hội

Nhiều băn khoăn trước thềm một kỳ thi quốc gia chung, liệu những băn khoăn này sẽ được tháo gỡ như thế nào?

Trước những băn khoăn, lo lắng cho một kỳ thi THPT quốc gia lần đầu tiên được thực hiện vào năm nay, nhiều thầy cô, học sinh, phụ huynh và những người quan tâm tới giáo dục đều có tâm trạng hồi hộp. Hồi hộp không chỉ vì đây là lần đầu tiên chúng ta có được một kỳ thi chung (gồm tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ), mà còn  hồi hộp vì nhiều quy định tại kỳ thi này khiến chúng ta chưa yên tâm.

Có thể đó là quá lo ngại nhưng cũng có cơ sở khi TS. Lê Viết Khuyến – hiện ông là Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, đồng thời nguyên là Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT, ông cũng là một người tận tâm, tận trí suốt nhiều năm qua cho sự nghiệp giáo dục nước nhà), đã đưa ra một vài quan điểm băn khoăn.

Đây là những quan điểm riêng và TS. Khuyến mong rằng đó là những góp ý thiết thực và rất cần được tiếp thu nghiêm túc, bởi ông cũng như hàng triệu học sinh khác mong muốn có được một kỳ thi THPT quốc gia chất lượng nhất, thật nhất, ít tốn kém nhất và  quan trọng là mọi công dân đều được hưởng một nền giáo dục tiên tiến, nhưng đậm đà bản sắc của Việt Nam.

Tin gốc:

  • http://vtv.vn/xa-hoi/dieu-chinh-quy-che-ky-thi-thpt-quoc-gia-20150313061025828.htm
  • http://www.thanhnien.com.vn/giao-duc/phan-van-chon-mon-thi-540932.html
  • http://www.giaoducvietnam.vn/Giao-duc-24h/Ky-thi-quoc-gia-Dang-co-nhieu-diem-gay-ngo-vuc-cho-xa-hoi-post156373.gd

Video đang được xem nhiều: Học tiếng anh Online:

Khoá học tiếng anh cho người mất căn bản