>> Giáo dục, học đường, tuyển sinh

Quy định mới về trông giữ học sinh ngoài giờ

Trước nhu cầu được tổ chức trông giữ học sinh ngoài giờ học chính khóa vì cha mẹ học sinh không có điều kiện đón về nhà đúng giờ, Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có hướng dẫn quản lý, tổ chức hoạt động này với nội dung  bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống đối với học sinh tiểu học.

Theo Sở GD-ĐT, đây không phải là hình thức tổ chức dạy thêm học thêm, các cơ sở giáo dục không được biến các nhóm lớp trông giữ thành các lớp dạy thêm học thêm các môn văn hóa.

Phổ cập mầm non 5 tuổi: Còn lắm chông gai

Theo Bộ GD&ĐT, tiến độ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi hiện còn rất chậm. Số nơi đã được công nhận đạt chuẩn không nhiều, trong khi chỉ còn hai năm học nữa để hoàn thành mục tiêu phổ cập cấp học này trên toàn quốc vào 2015. Ghi nhận thực tế của PV Tiền Phong tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Cái khó bó cái khôn: Nhưng không nhiều địa phương có thể chi mạnh tay như Lào Cai hay Vĩnh Phúc. Theo Vụ GD Mầm non, Bộ GD&ĐT, khó khăn lớn nhất hiện nay của các địa phương là vấn đề bố trí nguồn vốn để thực hiện, trong khi thiếu thốn cơ sở vật chất là tình trạng khá phổ biến ở các địa phương.

Ban đầu chúng tôi dự kiến năm 2014 phấn đấu đạt chuẩn phổ cập nhưng giờ phải xin phép điều chỉnh chậm lại một năm. Số xã chưa được phổ cập còn lại không nhiều nhưng lại chủ yếu nằm ở hai huyện nghèo là Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Tỉnh rất quyết tâm nhưng nhiều khó khăn quá!”, ông Trần Xuân Hưng, Giám đốc Sở GD&ĐT Yên Bái chia sẻ

Đại học Cửu Long xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2 đến ngày 26/9

Trường ĐH Cửu Long (tỉnh Vĩnh Long) có thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2 các ngành ĐH, CĐ đến hết ngày 26/9. Theo đó, trường xét tuyển nguyện vọng bổ sung bậc ĐH, CĐ dựa trên kết quả thi năm 2013 theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT các khối A, A1, B, C, D1, V.

Trong đó, điểm chuẩn bậc ĐH các khối A, A1, V: 13 điểm; B, C: 14 điểm; D1: 13,5 điểm và điểm chuẩn bậc CĐ các khối A, A1, V, D1: 10 điểm; B: 11 điểm. Điểm ưu tiên KV1: + 1,5 điểm; KV2-NT: +1 điểm; KV2: +0,5 điểm. Điểm ưu tiên đối tượng, nhóm ưu tiên 1: +2 điểm; nhóm ưu tiên 2: +1 điểm. Hồ sơ xét tuyển gồm có: Phiếu điểm thi ĐH, CĐ năm 2013; 2 phong bì có dán tem ghi rõ địa chỉ của thí sinh; lê phí: 30.000 đồng/hồ sơ.

Thời gian xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2 đến ngày 26/9/2013. Thí sinh gửi hồ sơ trực tiếp tại trường hoặc qua đường bưu điện theo địa chỉ: Phòng Đào tạo - Trường ĐH Cửu Long, QL1A, xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Thêm trường công bố điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã công bố điểm chuẩn xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào trường. Theo đó, điểm chuẩn các ngành tăng từ 2-6 điểm so với điểm sàn xét tuyển. Nhiều ngành có điểm chuẩn từ 20 điểm trở lên. Trong khi đó một số ngành bậc CĐ cũng có điểm chuẩn lên đến 15-17 điểm (điểm thi ĐH).

Điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung Trường ĐH Tây nguyên tăng 1-3 điểm so với điểm sàn xét tuyển. Trong khi đó điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung bậc CĐ Trường ĐH Đà Lạt đều ở mức11 điểm. Sau khi thí sinh nhập học, Trường ĐH Đà Lạt đã thông báo xét tuyển bổ sung đợt 1 dành cho bậc ĐH. Mỗi ngành xét tuyển 20-30 chỉ tiêu, trong đó có các ngành khoa học cơ bản, kinh tế, xã hội và kỹ thuật. Xem thêm thông tin tuyển sinh nguyện vọng bổ sung tại đây

Nhiều trường dạy nghề phải thuê phòng học

UBND TP Hà Nội cho biết, TP hiện có 298 cơ sở dạy nghề. Số cơ sở dạy nghề tư thục chiếm 68% tổng số cơ sở dạy nghề.
Các cơ sở này đã đào tạo khoảng 147.827 lượt người. Theo UBND TP, cơ sở dạy nghề nhiều về số lượng, song việc phân bổ chưa đồng đều, chủ yếu ở nội thành. Nhiều trường dạy nghề có diện tích dưới 1.000 m2 hoặc phải thuê, mượn phòng học, cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, các chương trình khung được quy định cứng nhắc, thậm chí lạc hậu, ít cập nhật.

Các trường đại học “hiến kế” đổi mới trong quản lí giáo dục đại học

Những “hiến kế” từ các trường đại học đối với quản lí giáo dục đại học đều xuất phát từ hoàn cảnh thực tế trong 3 năm qua khi các trường áp dụng Chỉ thị số 296 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012. Lãnh đạo các trường đại học cho biết, bước đầu Chỉ thị 296 của Thủ tướng Chính phủ đã có kết quả nhất định trong khâu quản lí nhà trường, qua 3 năm thực hiện nhiều trường đã đưa ra được giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo, tổ chức phương pháp giảng dạy cho tới đầu tư về cơ sở vật chất.

Tuy nhiên để Chỉ thị có tính thực tiễn trong thời gian tiếp theo, lãnh đạo nhiều trường thẳng thắn đề nghị Chính phủ, Bộ GD&ĐT cùng các cơ quan liên quan tiếp thu và có hướng điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cho biết, Chỉ thị 296 cùng với Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012 đã tạo điều kiện cho ĐHQGHN phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong công tác quản lí chung.

Tổng hợp từ: Tuổi trẻ, Hà Nội mới, Người lao Động