TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - THÔNG TIN TUYỂN SINH - BÁO GIÁO DỤC

Tin liên quan:

>> Những lời chúc ngày nhà giáo hay nhất

>> Những món quà ngày nhà giáo Việt Nam ý nghĩa nhất

>> Ngày Nhà giáo Việt Nam bây giờ

Sinh viên có thể bị buộc thôi học nếu đi thi hộ

Sinh viên có thể bị thôi học nếu bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành Dự thảo Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đào tạo ĐH, CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT.

Theo Dự thảo, điều 16 về cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học được sửa đổi, bổ sung như sau:

Cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ hoặc chuyển xếp năm đào tạo mới, khi: a) Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo; b) Điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất, dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá; c) Số lần cảnh báo kết quả học tập do Hiệu trưởng qui định, nhưng không vượt quá 2 lần liên tiếp.

Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau: a) Có số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá giới hạn theo quy định của Hiệu trưởng. b) Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này; c) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Quy chế này hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.

Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, trường phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú.

Cấp tiền miễn, giảm học phí sai đối tượng

UBND huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã cấp tiền miễn, giảm học phí sai đối tượng cho 259 sinh viên, năm học 2011-2012 với tổng số tiền là 482,8 triệu đồng.

Số sinh viên trên đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học ngoài công lập, không đúng đối tượng được hưởng miễn, giảm học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ- CP.

Sai phạm này được Sở Tài chính Thanh Hóa phát hiện. Địa phương đang vận động, yêu cầu gia đình số sinh viên trên hoàn trả lại tiền.

7 đặc điểm của nghề dạy học

Nghèo tiền, thanh bạc, thầm lặng, học không ngừng, giàu tình cảm, có duyên thầm, tồn tại mãi là những đặc điểm mà vị thầy Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng đã đúc kết về nghề dạy học.

1. Nghèo tiền: tuyệt đại đa số thầy giáo có mức sống trung bình và nghèo. Hiếm có thầy giàu. Ngay cả ở các nước có nền kinh tế phát triển cao, số đông nhà giáo cũng không thuộc tầng lớp giàu. Ai muốn giàu, muốn thành đại gia thì chớ chọn nghề dạy học.

 

tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, giao duc, bao giao duc, kenh tuyen sinh, tuoi tre, tien phong, nguoi dong hanh, ngay nha giao viet nam, ngay 20-11, thay nguyen ngoc ky, nguyen ngoc ky,

 

Thầy Nguyễn Ngọc Ký - tấm gương nghị lực và say mê với nghề - giao lưu với học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Q.3, TP.HCM - Ảnh: Tự Trung


2. Thanh bạch: nghèo nhưng nhà giáo là người luôn sống theo phương châm “đói cho sạch, rách cho thơm” vì nhà giáo không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà chủ yếu là dạy làm người, do đó phải nêu gương bằng hành động của mình, lối sống của mình. Ai có nếp sống phóng túng đều không thích hợp với nghề này.

3. Thầm lặng: những nỗ lực của người thầy là bền bỉ, liên tục, không tên, năm này qua năm khác, là nỗ lực tập thể. Phải qua thời gian dài, có khi rất dài mới thấy được thành quả, người đời mới nhận ra. Ai muốn nổi tiếng, được ngưỡng mộ, được tung hô thì đừng chọn nghề dạy học.

4. Học không ngừng: người thầy hằng ngày phải tự làm mới, tự bồi bổ hiểu biết, nâng cao trình độ của mình để đủ sức khai sáng thế hệ trẻ mỗi ngày một khác, mỗi ngày một khôn theo đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Người thầy có trình độ cao khiến học trò nể phục. “Người thầy như ngọn nến, đốt cháy mình để thắp sáng nhân gian”.

5. Giàu tình cảm: nghề dạy học đòi hỏi người thầy phải giàu tình cảm, phải sống được “nhiều cuộc đời” - nghĩa là phải biết hóa thân vào thân phận từng học trò của mình để hiểu hoàn cảnh, động cơ, mục đích hành động của trò từ đó nghĩ ra cách dạy, cách nâng đỡ, cách tha thứ và cách thuyết phục thành công. Người thầy giàu tình cảm luôn được trò thương, trò nhớ, gia đình học trò biết ơn.

6. Có duyên thầm: nghề dạy học khó thu hút người ngoài nghề bằng bề ngoài hào nhoáng, hấp dẫn nhưng níu chân người đã bước vào nghề bằng cái duyên thầm của mình. Nhiều người lúc đầu không có cảm tình đặc biệt với nghề này nhưng bước vào rồi thì mới thấm được cái duyên đó. Bén duyên rồi thì thấy say mê. Được nhìn thấy một đứa trẻ khôn lớn lên, thành người là niềm hạnh phúc vô bờ của người thầy.

7. Tồn tại mãi: trong xã hội, luôn có một số nghề mất đi nhưng có nghề cứ tồn tại mãi cùng xã hội loài người. Nghề dạy học là một trong số đó. Thử tưởng tượng một xã hội không có người thầy, xã hội đó sẽ đi về đâu? Thử tưởng tượng một ngày không có thầy cô, từng gia đình sẽ khó xử nhường nào? Không ai trên đời này từ người lao động bình thường đến nhà khoa học được giải Nobel hay nguyên thủ quốc gia mà không có thầy. Mãi mãi sẽ là như vậy.

 

Xem thêm: Ngành giáo dục cần ưu tiên đào tạo nâng cao chất lượng

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Tienphong - Tuoitre - NHDmoney