Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa phát biểu rằng tình trạng thiếu giáo viên ở tỉnh này là nghiêm trọng nhất cả nước.

Nghi vấn hacker bán dữ liệu giáo viên và học sinh: Bộ GD-ĐT nói gì?

Nghi vấn hacker bán dữ liệu giáo viên và học sinh: Bộ GD-ĐT nói gì?

Bộ GD-ĐT vừa thông tin về nghi vấn rao bán dữ liệu của 30 triệu hồ sơ người dùng, kèm theo mẫu dữ liệu là thông tin của một số giáo viên và học sinh...

1. Thiếu gần 9.000 người

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều ngày 12.7, kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hóa, về nội dung thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững thành tích giáo dục mũi nhọn, ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết ngành giáo dục Thanh Hóa đang thiếu 8.968 giáo viên (GV), nhân viên, cán bộ quản lý so với quy định của T.Ư.

Trong đó, bậc mầm non thiếu 4.174 người, tiểu học thiếu 3.380 người, THCS thiếu 1.096 người, và THPT thiếu 318 người. Một số môn học hiện nay thiếu GV trầm trọng, như: âm nhạc, mỹ thuật, tin học, tiếng Anh.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT Thanh Hóa, tổng số GV, cán bộ quản lý giáo dục toàn tỉnh là 51.803 người. Tuy nhiên, qua khảo sát thì chỉ có 81,4% GV đạt trình độ chuẩn.

Thiếu GV và thực trạng nhiều GV chưa đạt chuẩn đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục của tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là giáo dục toàn diện.

Hơn nữa, cơ sở vật chất ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa còn nhiều khó khăn. Toàn tỉnh có hơn 2.000 cơ sở giáo dục nhưng mới có 87,7% số phòng học kiên cố hóa; vẫn còn gần 500 trường học chưa đạt chuẩn quốc gia.

Thiếu giáo viên ở tỉnh Thanh Hóa là nghiêm trọng nhất nước - Ảnh 1

Thiếu giáo viên ở tỉnh Thanh Hóa là nghiêm trọng nhất nước

2. Không thể cân bằng giáo dục vùng núi với đồng bằng

Nhiều đại biểu HĐND tỉnh Thanh Hóa đặt câu hỏi, đã xoay quanh vấn đề giải quyết tình trạng thiếu GV, làm sao để nâng cao chất lượng GV, và nâng cao giáo dục đại trà khi chênh lệch trong dạy và học giữa vùng núi và đồng bằng là rất lớn…

Trả lời chất vấn, ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa, cho biết khó có thể cân bằng chất lượng giáo dục giữa vùng đồng bằng và vùng núi, do khu vực miền núi điều kiện rất khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn…

Ông Thức nhận định: “Muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, vấn đề cốt lõi vẫn là chất lượng và số lượng đội ngũ nhà giáo. Tuy nhiên, GV hiện nay đang thiếu, và còn nhiều GV hạn chế về chuyên môn, nhất là khi thực hiện chương trình giáo dục năm 2018”.

Ông Thức giải thích, GV trước đây được đào tạo chuyên ngành, nhưng khi thực hiện chương trình giáo dục năm 2018 là tích hợp các môn học, ghép các môn có tính chất cơ học, nên gây khó khăn cho GV.

Về chất lượng GV hiện nay còn nhiều người chưa đạt chuẩn, ông Thức đưa ra giải pháp là phải ưu tiên đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ GV để ít nhất đạt được ngưỡng cơ bản.

Về vấn đề thiếu GV hiện nay, ông Thức đưa ra hướng giải quyết bắt đầu từ năm 2023 khi được giao chỉ tiêu biên chế, sẽ ưu tiên bổ sung GV cho khu vực khó khăn, khu vực miền núi để tránh tình trạng quá chênh lệch trong thiếu GV giữa các vùng.

Đối với giáo dục mũi nhọn, ông Thức cho biết thời gian tới, ngành giáo dục Thanh Hóa cần tuyển dụng được GV có chất lượng cao; đổi mới công tác tuyển sinh vào Trường THPT chuyên Lam Sơn; đổi mới kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh…

Ông Thức cũng thừa nhận ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa hiện nay còn tồn tại một số hạn chế, như: chênh lệch giữa các vùng, miền trong tỉnh, nhất là khu vực miền núi còn quá lớn; chất lượng dạy và học ngoại ngữ thấp so với khu vực và cả nước; nhiều nơi còn dạy lệch, học lệch; đội ngũ giáo viên Trường THPT chuyên Lam Sơn hiện tại nhiều người chưa có kinh nghiệm trong cả giảng dạy lẫn quản lý; số lượng giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn còn nhiều...

Kết luận phần trả lời chất vấn, ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, chủ tọa kỳ họp cho rằng các đại biểu HĐND tỉnh và giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã hỏi và trả lời đúng trọng tâm, trọng điểm của vấn đề.

Để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, và giữ vững thành tích giáo dục mũi nhọn, ông Hưng yêu cầu ngành giáo dục và các đơn vị liên quan cần tập trung rà soát, sửa đổi, bãi bỏ những văn bản, cơ chế chính sách không còn phù hợp.

Về vấn đề thiếu GV, ông Hưng yêu cầu trước ngày khai giảng năm học mới 2022 – 2023, phải giải quyết được một số lượng GV còn thiếu cho các trường học. Tuy nhiên, ông Hưng không nói rõ giải quyết với số lượng bao nhiêu.

> Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tuyển sinh ngành dược học, điều chỉnh thời gian xét tuyển 2022

> Dự đoán điểm chuẩn ĐH xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT

Theo Báo Thanh Niên