>> Giáo dục, tuyển sinh, hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, học đường.

Chỉ cần một câu hỏi và một bài thi thôi, nhưng đề cập đến kiến thức của cả 10 môn học phổ thông, đó là đề chung, gồm X câu hỏi để học sinh làm bài có thể vào nhiều tờ giấy thi. Trao đổi với PV Infonet, Thạc sỹ Lê Xuân Trung – Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi (Hà Đông, Hà Nội) nêu quan điểm. Chẳng hạn môn Ngữ văn chỉ cần một câu hỏi sẽ giải quyết tất cả các khâu văn bản, tiếng Việt, đạo đức…

Thầy có ý kiến gì sau khi Bộ GD&ĐT đưa ra phương án thi tốt nghiệp 4 môn?

Tôi ủng hộ thi tốt nghiệp 4 môn mà Bộ đưa ra. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, những học sinh không có nguyện vọng tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT căn cứ vào điểm tổng kết, trên điểm trung bình từ 5 điểm trở lên ở tất cả các môn, chúng ta nên cấp chứng chỉ tốt nghiệp để các em vào đời học nghề.  Đây có thể coi là giấy thông hành và cũng ghi nhận các em học sinh ở góc độ trung để các em vào đời học nghề.

Thi tốt nghiệp THPT: Trường đại học nên vào cuộc!

Thi tốt nghiệp THPT: Trường đại học nên vào cuộc!

Điều này sẽ giảm và “phân luồng” được đáng kể số học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, tránh nhiều lãng phí tiền của nhà nước, sự mệt mỏi, lo lắng của cha mẹ và bản thân học sinh. Trước khi thí điểm điều này, chúng ta nên lấy ý kiến thăm dò dư luận xã hội từ các tầng lớp học sinh, phụ huynh, nhà quản lý…. Nếu thực hiện được, chúng ta sẽ “phân luồng” được học sinh thi tốt nghiệp THPT, các em sẽ tự nhủ rằng khi gia đình không quyết tâm vào đại học thì các em không cần thi tốt nghiệp và đi theo hướng học nghề.

Có ý kiến cho rằng, việc tổ chức thi tới 8 môn sẽ gây áp lực cho nhà trường, địa phương. Theo thầy, chúng ta nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp như thế nào để giảm áp lực cho học sinh, lực lượng tham gia tổ chức thi?

Chúng ta nên mạnh dạn giao cho những tỉnh, thành phố thực hiện tổ chức thi. Chúng ta chỉ tổ chức 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia duy nhất, và nên có nhiều lực lượng cùng tham gia chứ không phải chỉ giáo viên. Chẳng hạn chúng ta có thể giao cho hai đầu đứng ra tổ chức là Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia TP. HCM làm hai điểm đứng ra đăng cai để tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Các trường đại học cùng tham gia lãnh đạo, cùng tham gia coi thi, thanh tra thi… Một bộ phận lãnh đạo Hội đồng thi có thể là hiệu phó, hiệu trưởng trường đại học làm chủ tịch, hiệu trưởng trường phổ thông làm phó chủ tịch hoặc cũng có thể ngược lại…

Nhưng phải có sự phối kết hợp với các Sở GD&ĐT các địa phương các tỉnh, thành. Hoặc có thể Bộ vẫn đứng ra chủ trì ở khâu ra đề thi, tổ chức thi và vẫn giao cho các tỉnh, thành tổ chức thi như hiện nay nhưng có sự phối hợp của các trường đại học.  Tất cả các trường đại học đều vào cuộc 1 -1 với kỳ thi tốt nghiệp THPT để làm lên một kỳ thi quốc gia chung để đảm bảo tính trung thực, khách quan đồng thời các trường căn cứ vào đó để lấy sinh viên.

Như vậy theo thầy kỳ thi tốt nghiệp THPT nên là kỳ thi quốc gia duy nhất, chúng ta tiến tới là chỉ thi 1 môn duy nhất gồm nhiều câu hỏi tích hợp? Vậy cách ra đề thế nào?

Nên làm như vậy! Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, nên chỉ có một bài thi gồm tất cả các môn học THPT Toán, Văn, Ngoại ngữ, Sử, Hóa… gồm X câu hỏi. Và căn cứ vào kết quả làm bài thi của học sinh, câu nào có điểm hay thấp khác nhau chúng ta dùng làm căn cứ để các trường đại học tuyển sinh luôn. Ví dụ, em học sinh A có điểm cao nghiêng về tư duy vật lý thì các trường Đại học có thể lấy điểm cao từ trên xuống, nội dung hoàn thành câu vật lý đến đâu mà trường đại học đó lấy điểm vào. Xem điểm thi tốt nghiệp 2014 tại đây.

Nếu cần thiết thì các trường đại học tự tuyển sinh thêm với hình thức phỏng vấn, hoặc bài trắc nghiệm để loại học sinh. Hoặc với những năm đại cương các trường có thể dùng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT, sau khi vào chuyên ngành thì các trường có bài test riêng về chuyên ngành thì theo tôi vẫn đảm bảo công bằng và tiết kiệm rất nhiều kinh phí cho nhà nước, và xã hội.

Nếu như vậy có đảm bảo đánh giá được năng lực, kỹ năng toàn diện của học sinh không, thưa thầy?

Chúng ta vẫn ra câu hỏi mở học sinh vận dụng kỹ năng sống, kỹ năng thực hành… mà chúng ta vẫn đánh giá được học sinh. Thời gian làm bài như vậy kéo dài ít nhất từ 3 – 4 tiếng. Chúng ta nên soạn ra bộ đề này khoảng 120 câu hỏi gồm tất cả 10 môn học phổ thông để học sinh ôn luyện trước. Chẳng hạn môn Ngữ văn chỉ cần một câu hỏi sẽ giải quyết tất cả các khâu văn bản, tiếng Việt, đạo đức…

Kỳ thi tốt nghiệp THPT chúng ta chỉ mất có 3 buổi. Buổi thứ nhất lãnh đạo Hội đồng họp, kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất, chuẩn bị kỳ thi. Buổi thứ 2 họp toàn bộ Hội đồng, phổ biến quy chế thi, triển khai tất cả các nội quy, quy định trong kỳ thi và buổi thứ 3 là tổ chức thi.

Xin cảm ơn thầy!

Theo Nguyễn Hiếu, Infonet, link bào gốc: http://infonet.vn/thi-tot-nghiep-thpt-truong-dai-hoc-nen-vao-cuoc-post121505.info