Thi THPT quốc gia 2016: Cách sắp xếp số báo danh, phòng thi

Thi THPT quốc gia 2016: Cách sắp xếp số báo danh, phòng thi

Cụ thể, lập danh sách thí sinh dự thi theo Hội đồng thi. Mỗi Hội đồng thi có một mã số riêng và được thống nhất trong toàn quốc.

Ở mỗi Hội đồng thi, việc lập danh sách thí sinh dự thi được thực hiện như sau: Lập danh sách tất cả thí sinh dự thi theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh để đánh số báo danh; lkập danh sách thí sinh theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh theo từng môn thi để xếp phòng thi.

Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất. Số báo danh của thí sinh gồm phần chữ là mã số của Hội đồng thi và phần số có 6 chữ số được đánh tăng dần, liên tục đến hết số thí sinh của Hội đồng thi, đảm bảo trong Hội đồng thi không có thí sinh trùng số báo danh.

Về phòng thi: Phòng thi được xếp theo môn thi; mỗi phòng thi có tối đa 40 thí sinh; trong phòng thi phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2 mét theo hàng ngang.

Riêng phòng thi cuối cùng của mỗi môn thi được xếp đến 45 thí sinh; phòng thi cuối cùng của buổi thi môn Ngoại ngữ (ở cùng địa điểm coi thi), được xếp các thí sinh dự thi các môn Ngoại ngữ khác nhau, nhưng phải thu bài riêng theo môn.

Số phòng thi của mỗi Hội đồng thi được đánh theo thứ tự tăng dần. Trong mỗi phòng thi có Danh sách ảnh của thí sinh.

Trước cửa phòng thi, phải niêm yết Danh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và quy định trách nhiệm thí sinh theo quy định của Quy chế thi THPT quốc gia 2016.

Thi THPT quốc gia: Tuyệt đối không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ

Đó là nhấn mạnh của Sở GD&ĐT TPHCM đối với các trường trong công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia.

Sở này quy định rõ, Hiệu trưởng trường phổ thông chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra việc hoàn thành chương trình dạy học, việc đánh giá, xếp loại người học theo quy định, hoàn tất các thủ tục, hồ sơ thi đúng thời gian; đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người học có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về kỳ thi THPT quốc gia, thực hiện nghiêm túc Quy chế thi;

Người đứng đầu nhà trường cũng đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thí sinh điền vào Phiếu đăng ký dự thi đầy đủ và đúng các thông tin, đặc biệt là các thông tin về chế độ ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng;

Rà soát hồ sơ đăng ký xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông để đảm bảo độ chính xác của các thông tin thí sinh điền vào Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT, đặc biệt là chế độ ưu tiên để được cộng điểm khuyến khích và điểm ưu tiên;

Đồn thời, có những biện pháp tích cực giúp thí sinh có đủ các loại giấy chứng nhận để được hưởng cộng điểm khuyến khích và điểm ưu tiên (nếu có); xem xét và quyết định điều kiện dự thi của thí sinh. Lưu ý, tuyệt đối không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ.

Ngoài ra, Hiệu trưởng trường phổ thông có người học dự thi cần tổ chức kiểm tra, phát hiện và thông báo bằng văn bản đến từng người học các trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thiếu hồ sơ, định thời hạn cuối cùng để bổ túc, hoàn thiện hồ sơ.

Chấm dứt hiện tượng bổ túc hồ sơ sau thời hạn quy định, gây khó khăn cho công tác xét duyệt tốt nghiệp. Cán bộ, giáo viên nhận hồ sơ để thất lạc, ảnh hưởng đến quyền lợi người học cần phải xử lý theo Quy chế thi. Việc tiếp nhận các loại giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích,… của người học cần quy định chặt chẽ, có ký nhận trong sổ sách...

Theo GDTĐ, nguồn: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/thi-thpt-quoc-gia-2016-cach-sap-xep-so-bao-danh-phong-thi-1751123-v.html, http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/thi-thpt-quoc-gia-tuyet-doi-khong-tiep-nhan-ho-so-khong-hop-le-1750748-v.html


Cập nhật thêm các thông tin tuyển sinh 2016 tại kenhtuyensinh.vn