Bộ GD-ĐT cho biết, không như năm ngoái có 4-5 điểm sàn ứng với 4-5 khối thi; điểm sàn Đại học 2016 phải xây dựng cho nhiều "khối thi" mới như Toán - Anh - Sinh; Toán - Anh - Hóa... Kết quả thi THPT quốc gia 2015 cho thấy các môn thi nhìn chung đều có mức điểm cao hơn điểm thi tuyển sinh ĐH, CĐ các năm trước. Vậy điểm sàn Đại học 2015 hay còn gọi là "ngưỡng đảm bảo chất đầu vào ĐH, CĐ" liệu có tăng cao theo phổ điểm? Theo kế hoạch chiều nay 28/7, Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2015 sẽ họp để thống nhất đưa ra mức ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH, CĐ để các trường xây dựng phương án xét tuyển cho điểm xét tuyển không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng vào.

Điểm sàn Đại học 2015 bao nhiêu?

Chỉ những thí sinh có điểm các tổ hợp thi cao hơn điểm sàn 2015 mới đủ điều kiện xét vào đại học. Nguyên tắc xét tuyển của các trường như sau: Khi thí sinh đăng kí nhiều ngành (hoặc nhóm ngành) và xếp theo thứ tự ưu tiên, chẳng hạn lần lượt là: 1a, 1b, 1c, 1d. Trước hết các trường phải xét nguyện vọng 1a của tất cả các thí sinh và bắt đầu xét đối với ngành có điểm trúng tuyển cao nhất từ đó xác định được thí sinh trúng tuyển và không trúng tuyển vào ngành này. Những thí sinh đã trúng tuyển sẽ không được xem xét các nguyện vọng tiếp theo (1b, 1c, 1d); còn thí sinh không trúng tuyển, nguyện vọng 1b của thí sinh sẽ được xem xét một cách bình đẳng cùng với các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào cùng ngành đó.

Thí sinh đạt từ 15 đến 17 điểm nên nộp hồ sơ vào trường nào?

Quá trình trên sẽ được lặp lại để tìm ra ngành có điểm trúng tuyển cao thứ hai, sau đó là thứ ba và đến ngành cuối cùng. Khi đó, các thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1b sẽ được xem xét nguyện vọng 1c và cuối cùng là 1d. "Với cách đăng ký xét tuyển như năm nay, vấn đề quan trọng nhất mà thí sinh cần phải cân nhắc khi đăng ký xét tuyển là gì? thí sinh cần phải làm gì để đảm bảo khả năng trúng tuyển là cao nhất?"

Trả lời câu hỏi này của Chất lượng Việt Nam, đại diệc Cục Khảo thí thông tin: "Điểm đầu tiên thí sinh cần cân nhắc là lựa chọn ngành, trường phù hợp để đảm bảo khả năng trúng tuyển là cao nhất: căn cứ vào kết quả thi của mình, thí sinh có thể tham khảo điểm trúng tuyển vào các ngành của trường ở những năm trước để quyết định chọn trường, ngành phù hợp. Hiện nay có hơn 400 trường ĐH, CĐ trong cả nước, một ngành chuyên môn có thể đào tạo ở nhiều trường với mức điểm xét tuyển rất khác nhau, nên các thí sinh có nhiều cơ hội để lựa chọn được ngành yêu thích của mình. Điểm thứ hai mà thí sinh cần phải cân nhắc là khi đưa ra quyết định rút hồ sơ để nộp vào trường khác hay quyết tâm “bám trụ“, nhất là khi điểm thi của mình không thực sự vượt trội trong số thí sinh cùng đăng ký vào ngành. Nếu thí sinh có thể chọn được nhiều ngành phù hợp với nguyện vọng của mình trong một trường thì sẽ dễ dàng hơn trong quyết định “rút“ hồ sơ hay “bám trụ“ và cơ hội trúng tuyển của thí sinh sẽ lớn hơn rất nhiều".

Tham khảo điểm chuẩn đại học 2015 một số trường

Trước thời điểm Bộ GD-ĐT công bố điểm xét tuyển nhiều ĐH tiếp tục cho biết ngưỡng điểm xét tuyển, điểm chuẩn vào trường sẽ cao hơn năm ngoái từ 1- 1,5 điểm. Ông Hoàng Đức Bình, giám đốc truyền thông và tuyển sinh Trường ĐH Hoa Sen dự đoán căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng điểm xét tuyển vào ĐH chắc chắn sẽ tăng thêm 1 điểm.

Ông Bình lý giải, vì số lượng thí sinh tập trung vào phổ điểm ở mức trung bình (từ 5 điểm) rất cao. Với phổ điểm như vậy, tổ hợp 3 môn chắc chắn sẽ tăng thêm 3 điểm. Nhưng để tạo điều kiện cho thí sinh vào ĐH, ngưỡng điểm sẽ ở mức 14 điểm (năm ngoái 13 điểm). Những khối nào năm ngoái điểm sàn là 13,5 năm nay ngưỡng điểm sẽ lên 14,5 điểm.

Về điểm chuẩn vào ĐH Hoa Sen, ông Bình cho rằng, căn cứ vào phổ điểm, điểm chuẩn vào các ngành của ĐH Hoa Sen có thể sẽ tăng từ 1 -2 điểm. Đây chỉ là điểm chuẩn dự kiến, điểm chuẩn vào trường còn phụ thuộc vào lượng hồ sơ thí sinh nộp vào, sau đó trường sẽ xét từ cao xuống thấp.

Tuy nhiên, với một số nhóm ngành xét tuyển tổ hợp có môn tiếng Anh, điểm chuẩn sẽ giữ nguyên như năm ngoái do phổ điểm môn tiếng Anh năm nay rất thấp. Năm 2014 điểm chuẩn của ĐH Hoa Sen giao động từ 13 đến 19 điểm, trong đó một số môn nhân hệ số 2

Lãnh đạo Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nhận định, ngưỡng điểm ở những khối truyền thống có thể tăng thêm 1 điểm. Đối với các khối khác ngưỡng điểm rất khó dự đoán do năm nay có nhiều tổ hợp môn mới. Dự kiến điểm chuẩn vào Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ cao hơn năm trước từ 1-2 điểm (ở những khối truyền thống). Năm 2014, điểm chuẩn vào ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM ở các khối A, A1, B, D1 thấp nhất 13 điểm, cao nhất 16,5 điểm.

Trong khi đó lãnh đạo Học viện Hành chính quốc gia phía Nam, ông Nguyễn Thế Tài cho rằng, chắc chắn ngưỡng điểm năm nay sẽ cao hơn năm ngoái từ 1- 1,5 điểm. Về điểm chuẩn, như mọi năm Học viện Hành chính quốc gia phía Nam không tổ chức thi tuyển mà xét tuyển dựa vào kết quả thi ĐH. Năm nay trường cũng xét tuyển hoàn toàn dựa vào kết quả kì thi THPT quốc gia nên phải chờ vào lượng hồ sơ thí sinh nộp vào mới có kết quả chính xác.

Ông Nguyễn Đức Minh, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM dự đoán ngưỡng điểm xét tuyển sẽ ở mức 15 điểm cho mọi tổ hợp môn thi. Về điểm chuẩn năm nay khác mọi năm nên không thể đưa ra dự đoán. Tuy nhiên, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM vừa công bố thông tin xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường. Theo đó thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia 2015 tại cụm thi do trường đại học chủ trì, có tổng điểm xét tuyển (đã cộng điểm ưu tiên khu vực, điểm ưu tiên diện chính sách với tổng điểm 3 môn thi trong tổ hợp môn xin xét tuyển) lớn hơn hoặc bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT đều có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào trường.

Ông Nguyễn Đông Phong, hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCMcho rằng, điểm chuẩn phải căn cứ vào hồ sơ thí sinh nộp vào trường. Nhưng điểm chuẩn vào trường sẽ cao hơn ngưỡng điểm của Bộ. Năm ngoái điểm chuẩn của trường là 21 điểm. Năm nay nếu thí sinh được khoảng 19 thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào trường.

Lãnh đạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM ông Phạm Tứ cho rằng, sau ngày 20/8 mới có điểm chuẩn chính xác. Tuy nhiên điểm chuẩn của trường không phụ thuộc vào ngưỡng điểm xét tuyển do có môn thi năng khiếu (nhân hệ số 2) nên ngưỡng điểm xét tuyển bao nhiêu không quan trọng.

Theo ông Lê Chí Thông, Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM ngưỡng điểm xét tuyển vào ĐH năm nay chắc chắn sẽ cao hơn năm ngoái. Về điểm chuẩn vào trường sẽ phụ thuộc vào lượng thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển, chỉ tiêu…Nhưng có thể điểm chuẩn năm nay sẽ cao hơn năm trước 1-2 điểm do phổ điểm năm nay cao hơn. Về một số ngành hot, có thể điểm chuẩn tăng cao nhưng cũng có thể không cao do tâm lý thí sinh lo sợ không nộp đơn vào.

Ông Thông cho rằng, năm nay khác mọi năm là việc trúng tuyển không phụ thuộc vào tỉ lệ chọi do đó thi sinh cần bình tĩnh nộp hồ sơ sau đó theo dõi thứ hạng, vị trí của mình để quyết định tiếp tục ở lại trường hay rút hồ sơ ra. Dự kiến, ngưỡng điểm xét tuyển Bộ GD-ĐT sẽ công bố ngày hôm nay (28/7).

15 điểm thi THPT quốc gia trở lên mới được xét tuyển vào trường ĐH Hà Nội

Theo quy định của nhà trường, thí sinh đã được công nhận tốt nghiệp THPT, có tổng điểm thi tốt nghiệp 3 môn thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ của kỳ thi THPT quốc gia đạt 15 điểm trở lên (theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số, chưa tính điểm ưu tiên) được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. Nếu ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT cao hơn 15 điểm, trường ĐH Hà Nội được quyền điều chỉnh mức điểm theo quy định của Bộ.

Sau khi đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Hà Nội, nếu muốn rút hồ sơ để nộp vào trường khác, thí sinh phải đến liên hệ trực tiếp tại Trường.  Trường ĐH Hà Nội nhận đăng ký xét tuyển đợt 1 từ ngày 1/8 đến ngày 20/8/2015. Chỉ tiêu xét tuyển từng ngành cụ thể như sau:

TT Ngành đào tạo Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển Chỉ tiêu
1 Công nghệ thông tin 52480201 Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh. 200
2 Quản trị kinh doanh 52340101 Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH. 100
3 Tài chính - Ngân hàng 52340201 Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH. 100
4 Kế toán 52340301 Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH. 100
5 Quốc tế học 52220212 Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH. 125
6 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 52340103 Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH. 75
7 Ngôn ngữ Anh 52220201 Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH. 250
8 Ngôn ngữ Nga 52220202 Toán, Ngữ Văn, TIẾNG NGA hoặc TIẾNG ANH. 100
9 Ngôn ngữ Pháp 52220203 Toán, Ngữ Văn, TIẾNG PHÁP hoặc TIẾNG ANH. 100
10 Ngôn ngữ Trung Quốc 52220204 Toán, Ngữ Văn, TIẾNG TRUNG hoặc TIẾNG ANH. 200
11 Ngôn ngữ Đức 52220205 Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ĐỨC hoặc TIẾNG ANH. 100
12 Ngôn ngữ Tây Ban Nha 52220206 Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH 50
13 Ngôn ngữ Bồ Đào Nha 52220207 Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH 50
14 Ngôn ngữ Italia 52220208 Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH 100
15 Ngôn ngữ Nhật 52220209 Toán, Ngữ Văn, TIẾNG NHẬT hoặc TIẾNG ANH 150
16 Ngôn ngữ Hàn Quốc 52220210 Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH 100
* Ghi chú: Những ngành viết chữ IN HOA là môn thi chính (tính điểm hệ số 2).

Điểm trung bình các khối thi A, B, C từ 16-18 điểm

Ngày 28-7, hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2015 họp để thống nhất đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH, CĐ. Ngưỡng này trước đây gọi là điểm sàn, để các trường xây dựng phương án xét tuyển. Điểm thi THPT quốc gia 2015 cao liệu có đẩy “điểm sàn” cao hơn nhiều so với các năm trước?

Ngày 27-7, trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: 14g ngày 28-7, hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh ĐH, CĐ 2015 họp tại Bộ GD-ĐT. Thành phần của hội đồng năm nay ngoài đại diện các trường ĐH, CĐ công lập, ngoài công lập ở các vùng miền khác nhau như mọi năm còn có sự tham gia của đại diện Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ. Thành viên của các ban chỉ đạo có thể có những đề xuất, phản biện cụ thể về những tiêu chí xây dựng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp với cơ chế đặc thù ở các vùng kinh tế - xã hội khó khăn.

15 tổ hợp xét tuyển phổ biến

* Năm 2015, tuyển sinh ĐH lần đầu tiên thực hiện theo hình thức thí sinh đăng ký xét tuyển sau khi biết điểm thi. Vậy việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của kỳ tuyển sinh đổi mới này hẳn phải có nhiều điểm khác trước, thưa ông?

- Việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH, CĐ năm nay cũng có nhiều điểm mới so với trước đây. Căn cứ để xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm nay không phải dựa vào tất cả thí sinh dự thi THPT quốc gia, mà chỉ dựa trên dữ liệu điểm thi từ số thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ bằng kết quả kỳ thi này. Thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT sẽ không được đưa vào thống kê. Ngoài ra, năm nay ngoài năm khối thi truyền thống A, A1, B, C, D còn có nhiều tổ hợp xét tuyển mới. Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đã tiến hành thống kê điểm thi theo các khối thi truyền thống, cũng như các tổ hợp xét tuyển mới do các trường đề xuất. Có khoảng 15 tổ hợp xét tuyển phổ biến nhất được nhiều trường áp dụng trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Hội đồng sẽ phân tích các yếu tố khác nhau để đưa ra nguyên tắc chung, trên cơ sở đó xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho các tổ hợp xét tuyển.

* Có ý kiến cho rằng bộ sẽ rất khó xác định được ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm nay khi phương thức tuyển sinh phân tán, có trường xét tuyển ĐH, CĐ qua học bạ, có trường xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia, có trường lại sử dụng cả hai phương thức tuyển sinh nên bộ không có đủ dữ liệu chỉ tiêu cụ thể được các trường xét tuyển qua kết quả thi THPT quốc gia...

- Năm nay có gần 200 trường ĐH, CĐ có đề án tự chủ tuyển sinh, xét tuyển một phần chỉ tiêu dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và phần còn lại xét tuyển bằng kết quả học tập phổ thông. Trong đề án tự chủ tuyển sinh, các trường đều phải xác định rõ tỉ lệ chỉ tiêu dành cho từng hình thức xét tuyển. Chỉ tiêu tuyển sinh của các trường này cũng sẽ được hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cân nhắc trong tổng chỉ tiêu chung, khi đề xuất nguyên tắc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp. Trên 100.000 thí sinh thi khối A đạt từ 20 điểm trở lên

* Phổ điểm thi THPT quốc gia năm nay mà Bộ GD-ĐT công bố khả quan hơn rất nhiều so với kết quả thi các kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ các năm trước. Có chuyên gia tuyển sinh 2016 phân tích rất kỹ: nếu dựa hoàn toàn vào phổ điểm thì ngưỡng đảm bảo chất lượng ở một số khối thi như A, B tăng mạnh, có thể cao hơn đến 3 - 4 điểm so với các năm trước (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2014 với khối A là 13 điểm, khối B là 14 điểm). Vậy Bộ GD-ĐT sẽ dựa hoàn toàn vào phổ điểm để xây dựng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hay sẽ cân nhắc để “hạ nhiệt” ngưỡng này nhằm “cứu” một số trường lâu nay vẫn kêu ca khát nguồn tuyển?

- So với điểm thi tuyển sinh ĐH, CĐ các năm trước, điểm thi THPT quốc gia của thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay cao hơn. Năm 2015, số thí sinh có nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ thi đủ ba môn của khối A truyền thống là 320.000 thí sinh, số thí sinh dự thi đủ ba môn khối B là 187.000 thí sinh, khối C có 111.000 thí sinh và số thí sinh thi đủ ba môn khối D là 543.000 thí sinh. Thống kê ban đầu về thí sinh thi đủ ba môn khối A (toán, lý, hóa) cho thấy có 110.000 thí sinh đạt từ 20 điểm trở lên, 243.000 thí sinh đạt từ 15 điểm trở lên. Trong 187.000 thí sinh thi đủ ba môn khối B có 45.000 thí sinh đạt từ 20 điểm trở lên, 121.000 thí sinh đạt từ 15 điểm trở lên...

Ở các khối thi truyền thống như A, B, C và các tổ hợp môn thi có ít nhất từ hai môn tự nhiên (toán, lý, hóa, sinh) trở lên thì mức điểm trung bình thí sinh đạt được nằm trong khoảng 16 - 18 điểm. Trong khi đó, các tổ hợp gồm môn toán kết hợp với các môn xã hội hoặc môn ngoại ngữ thì điểm thi trung bình thấp hơn, chỉ ở mức 13 - 15 điểm.

Tuy nhiên, việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cũng cần xem xét đến yếu tố đảm bảo nguồn tuyển cho các trường. Mọi năm hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cũng thường phải dự trù một hệ số dôi dư nguồn tuyển nhất định. Nghĩa là ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ xác định sao cho số thí sinh đạt được mức điểm này trở lên dôi dư theo tỉ lệ nhất định so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh của khối thi đó. Ở những khối thi có tỉ lệ thí sinh ảo thấp, hệ số dôi dư thường là 1,3 - 1,4. Ở những khối thi có tỉ lệ thí sinh ảo cao, hệ số dôi dư có khi lên đến 2 - 3 lần. Hội đồng sẽ xem xét cân đối với chỉ tiêu tuyển sinh để xác định hệ số dôi dư phù hợp.

Tư vấn trực tuyến “Điểm nào dễ trúng tuyển ĐH, CĐ?”

Buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề “Điểm nào dễ trúng tuyển ĐH, CĐ?” với sự tham gia tư vấn của đại diện Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT và ĐHQG TP.HCM sẽ được Tuổi Trẻ Onlinethực hiện ngay sau phiên họp của hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2015, bắt đầu từ 17g30 ngày 28-7. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ở từng tổ hợp môn thi là bao nhiêu? Với mức điểm đã đạt, bạn nên chọn trường nào, ngành nào? Thời điểm nào nên nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển? Cần làm gì để có cơ hội trúng tuyển cao nhất ngay từ đợt xét tuyển đầu tiên?... Tất cả băn khoăn này của thí sinh sẽ được giải đáp tường tận, chính xác từ các chuyên gia tuyển sinh đến từ Bộ GD-ĐT và ĐHQG TP.HCM, gồm:

  • PGS.TS Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT.
  • ThS Đỗ Thanh Duy, trưởng phòng quản lý tuyển sinh và công nhận văn bằng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT.
  • TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐHQG TP.HCM.

Tin gốc:

  • http://infonet.vn/15-diem-thi-thpt-quoc-gia-tro-len-moi-duoc-xet-tuyen-vao-truong-dh-ha-noi-post169895.info
  • http://vietq.vn/diem-san-dai-hoc-2015-bao-nhieu-d66952.html
  • http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/252738/them-6-truong-dai-hoc-du-kien-diem-chuan.html
  • http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20150728/tu-16-18-diem/784044.htm